Kinh nghiệm từ các nước có năng suất lúa cao nhất thế giới


Những bài học kinh nghiệm từ
các nước trồng lúa có năng suất cao nhất thế giới

Phun thuốc bằng máy bay ở trang trại của Mỹ

Sửa mặt bằng với tia laser ở Việt Nam

 Tổ quan về tình hình sản xuất cây lúa thế giới trong năm 2010

Theo thống kê của FAOSTAT trong năm 2010 trên thế giới có 115 nước trồng lúa với tổng diện tích 153.652.007 ha, năng suất bình quân toàn thế giới là 4.373,6 kg/ha và tổng sản lượng lúa là 672.015.587 tấn.
Về diện tích
-Nước có diện tích trồng lúa thấp nhất là Jamaica (ở biển Caribbean-Trung Mỹ) với diện tích chỉ có 1 ha, năng suất 2.000 kg/ha, sản lượng 2 tấn.
-Diện tích trồng lúa trung bình giữa 115 nước trên thế giới là 1.336.104 ha, năng suất trung bình của 115 nước là 3.264 kg/ha, năng suất trung bình toàn thế giới là 4.373,6 kg.
-Nước có diện tích trồng lúa lớn nhất là Ấn Độ (Nam Á) với diện tích là 36.950.000 ha, năng suất bình quân 3.264 kg/ha, tổng sản lượng lúa 120.620.000 tấn.
Về năng suất
-Nước có năng suất lúa thấp nhất thế giới là Angola (Tây Phi), năng suất lúa 703,3 kg/ha (tổng diện tích 25.163 ha (hạng 112/115).
-Năng suất trung bình toàn thế giới là 4.373,6 kg/ha.
-Nước có năng suất lúa cao nhất thế giới là Australia (Châu Úc): 10.842,1 kg/ha.
Về Tổng sản lượng
-Nước có tổng sản lượng lúa thấp nhất thế giới là Jamaica chỉ có 2 tấn.
-Tổng sản lượng lúa thế giới 2010 là 672.015.587 tấn.
-Nước có sản lượng lúa cao nhất thế giới là Trung Quốc (Châu Á): 197.212.010 tấn (diện tích 30.116.862 ha, năng suất 6.548,2 kg/ha.
Bảng sau đây là diện tích (ha), Năng suất (kg/ha) và Tổng sản lượng lúa ở các khu vực và trên thế giới trong năm 2010.

Thế giới
và các khu vực
Diện tích
(ha)

Năng suất
(kg/ha)

Sản lượng
(tấn)

World + (Total)
153.652.007
A
4.373,6
Fc
672.015.587
A
Africa + (Total)
9.051.788
A
2.525,0
Fc
22.855.318
A
--Eastern Africa + (Total)
2.571.816
A
2.615,6
Fc
6.726.891
A
--Middle Africa + (Total)
715.537
A
953,8
Fc
682.478
A
--Northern Africa + (Total)
473.465
A
9.300,8
Fc
4.403.590
A
--Southern Africa + (Total)
1.135
A
2.647,6
Fc
3.005
A
--Western Africa + (Total)
5.289.835
A
2.086,9
Fc
11.039.354
A
Americas + (Total)
7.308.591
A
5.085,8
Fc
37.170.221
A
--Northern America + (Total)
1.462.950
A
7.537,5
Fc
11.027.000
A
--Central America + (Total)
332.168
A
3.799,6
Fc
1.262.106
A
--Caribbean + (Total)
423.324
A
3.540,1
Fc
1.498.624
A
--South America + (Total)
5.090.149
A
4.593,7
Fc
23.382.492
A
Asia + (Total)
136.550.500
A
4.447,6
Fc
607.328.408
A
--Central Asia + (Total)
241.254
A
3.410,9
Fc
822.904
A
--Eastern Asia + (Total)
33.206.936
A
6.505,9
Fc
216.042.010
A
--Southern Asia + (Total)
54.441.967
A
3.463,4
Fc
188.556.290
A
--South-Eastern Asia + (Total)
48.511.763
A
4.141,0
Fc
200.887.445
A
--Western Asia + (Total)
148.580
A
6.863,4
Fc
1.019.759
A
Europe + (Total)
717.728
A
6.190,6
Fc
4.443.148
A
--Eastern Europe + (Total)
256.503
A
5.202,5
Fc
1.334.448
A
--Southern Europe + (Total)
437.425
A
6.835,9
Fc
2.990.200
A
--Western Europe + (Total)
23.800
A
4.979,0
Fc
118.500
A
Oceania + (Total)
23.400
A
9.337,3
Fc
218.492
A
--Australia and New Zealand + (Total)
19.000
A
10.842,1
Fc
206.000
A
--Melanesia + (Total)
4.310
A
2.861,7
Fc
12.334
A
--Micronesia + (Total)
90
A
1755,6
Fc
158
A
* = Unofficial figure | [ ] = Official data | A = May include official, semi-official or estimated data | F = FAO estimate | Fc = Calculated data | Im = FAO data based on imputation methodology | M = Data not available
Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2012 | 30 April 2012

Top 15 nước dẫn đầu về năng suất lúa trên thế giới năm 2010

Nhìn chung các nước đạt năng suất cao ngoại trừ Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản, hầu hết các nước còn lại đều có diện tích trồng lúa rất thấp, từ Nam Triều Tiên (892.074 ha) đến Cộng hòa Macedona chỉ có 4.125 ha.
Năng suất lúa trong top 15 nước có năng suất lúa cao nhất thế giới năm 2010 từ 6.125,3 kg/ha (El Salvador) đến10.842,1 kg/ha (Úc).

Tên nước
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)
Xếp
Hạng
(kg/ha)
Xếp
Hạng
(tấn)
Xếp
Hạng
Úc (Australia )
19.000
-
10.842,1
1
206.000
59
Ai Cập (Egypt )
459.525
-
9.421,7
2
4.329.500
17
Thổ nhĩ kỳ (Turkey )
98.966
-
8.689,9
3
860.000
39
Tây Ban Nha (Spain)
122.500
-
7.562,4
4
926.400
36
Hoa Kỳ (United States of America)
1.462.950
-
7.537,5
5
11.027.000
11
Peru
388.659
-
7.285,0
6
2.831.370
22
Uruguay
161.900
-
7.095,4
7
1.148.740
32
Ma rốc (Morocco)
7.400
-
6.827,0
8
50.520
85
Greece
34.000
-
6.750,0
9
229.500
53
Ý (Italy)
247.700
-
6.614,5
10
1.638.400
28
Trung Quốc (China)
30.116.862
-
6.548,2
11
197.212.010
1
Nhật Bản (Japan)
1.628.000
-
6.511,1
12
10.600.000
12
Nam Triều Tiên (Republic of Korea)
892.074
-
6.506,2
13
5.804.000
14
The former Yugoslav Republic of Macedonia
4.125
-
6.230,3
14
25.700
89
El Salvador
4.943
-
6.125,3
15
30.280
87
Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2012 | 30 April 2012

Những bài học kinh nghiệm từ các nước trồng lúa năng suất cao

1-Nghề trồng lúa ở Úc
Nghề trồng lúa ở Úc là nghề kinh doanh công nghệ lúa gạo. Thậm chí người trồng lúa không quen ăn cơm vì đa số dân Úc có nguồn gốc ẩm thực từ Châu Âu (nước Anh), lương thực chính của họ từ bột mì và khoai tây. Diện tích và sản lượng gạo của Úc không cao nhưng chủ yếu cũng dùng để xuất khẩu, nhất là xuất khẩu gạo sạch sang Nhật Bản.
Từ khi chưa có các giống lúa cải tiến, nghề trồng lúa ở Úc cũng rất thăng trầm do người dân Úc không mặn mà cho lắm đối với nghề trồng lúa.
Tuy nhiên trong hai thập kỷ gần đây nghề trồng lúa ở Úc trở thành sự kiện về công nghệ trồng lúa của thế giới. Nhũng thành công về năng suất lúa ở Úc là:
1-Đầu tư công nghệ cao vào nghề trồng lúa.
Tuy diện tích trồng lúa ở Úc chỉ khoảng 20.000 ha nhưng việc đầu tư cơ bản của Chính Phủ vào ngành này rất lớn. Kể từ năm 2000 đến 2010 chính phủ Úc đã đầu tư hàng năm khoảng 18 triệu USD trong nghiên cứu vào tính bền vững của cây trồng, chăn nuôi, thủy lợi, bảo vệ và phát triển sản phẩm. Đầu tư khoảng 292 triệu USD cho ngành công nghiệp liên quan đến nghề trồng lúa. Trung bình 16.316 USD cho mỗi ha. Nhờ sự đầu tư này mà năng suất và chất lượng hạt gạo của Úc rất cao. Giá bán trung bình của hạt gạo đặc sản ở  Úc không dưới 1.000 USD/1 tấn. Doanh số tổng thu 1 ha trồng lúa ở Úc trung bình khoảng 5.000 USD/vụ (khoảng 100.000.000 đồng Việt Nam). Vốn đầu vào cho mỗi ha khoảng 1.500 USD (tương đương 30.000.000 đồng Việt Nam và lợi nhuận so với vốn đầu tư từ 300-400%.
Các công nghệ cao được áp dụng trong thực tế sản xuất ở Úc gồm:
a-Sử dụng các thiết bị hổ trợ các quyết định quản lý trong nghề trồng lúa ở Úc
-Hầu hết các thiết bị được sử dụng trong các trang trại lúa được trang bị với các thiết bị được hỗ trợ máy tính cho phép những người trồng ở Úc quản lý kỹ thuật với độ chính xác cao.
-Nông dân quản lý trang trai dựa vào phần mềm máy tính:Tập sách kiến nghị 'Ricecheck' và phần mềm máy tính trọn gói cho nông dân sản xuất cây lúa được phát triển bởi các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp Úc (CSIRO & NSW) để đánh giá chính xác yêu cầu của cây trồng và cung cấp cho nông dân với sự tư vấn nông học mới nhất về thực hành quản lý tốt nhất (BMP). Điều này để nông dân làm việc với các công cụ nông nghiệp chính xác.
b-Sử dụng phương tiện kỹ thuật số và phương tiện hiện đại trong sản xuất cây lúa
-Hầu hết các thiết bị được sử dụng trong các trang trại lúa được trang bị với các thiết bị hỗ trợ máy tính cho phép những người trồng ở Ú quản lý kỹ thuật với độ chính xác cao.
-Nông dân Úc đã biết khai thác Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trên mỗi thửa ruộng từ mạng lưới vệ tinh hỗ trợ chính xác phù hợp với nhu cầu của cây trồng.
-Sử dụng các thiết kế máy tính hỗ trợ (CAD) và công nghệ laser để thiết kế các hệ thống thủy lợi và can bằng mặt ruộng bằng cách sử dụng máy can trang bị tia laser đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất nguồn nước tưới. Nông dân kiểm soát chính xác dòng chảy của nước vào và ra khỏi đất.
- Nông dân được sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trên mỗi thửa ruộng để biết được thông tin địa lý và lưu trữ cơ sở dữ liệu kỹ thuật số trên mỗi thửa ruộng.
- Nông dân sử dụng hình ảnh Quang phổ thu được từ vệ tinh và máy bay hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất và quản lý hệ thống trang trại. Nông dân có khả năng làm việc chính xác trên trang trại của họ bằng cách xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong doanh nghiệp trang trại để phù hợp với từng khu vực.
- Sử dụng hàng không nông nghiệp vào các thao tác gieo giống, rải phân, phun phân bón lá và thuốc bảo vệ thược vật với độ chính xác cao. 
c-Sự kiện gạo Úc
-Lên đến 40 triệu người ăn cơm gạo Úc trên khắp thế giới mỗi ngày.
-Gạo Úc được trồng, chế biến và đóng gói ở Úc, tạo ra khoảng 8.000 việc làm trên 19.000 ha, trung bình 1 lao động phụ trách 2,4 ha.
-Gạo là nguồn chính của chất dinh dưỡng cho hơn ½ dân số thế giới và gạo Úc đã được tiêu thụ trên 70 quốc gia, với thương hiệu gạo sạch, chất lượng cao.
-Giá trị sản phẩm gạo như giống SunCreations Sunrice bán được trên 1.000 USD/tấn.
-Úc phát triển các giống lúa mới để phù hợp với khí hậu trong nước và yêu cầu của các thị trường cao hơn giá quốc tế.
-Người trồng lúa ở Úc đã được cải thiện hiệu quả sử dụng nước của họ tăng 44% trong 10 năm qua.
-Trong năm 2006, năng suất lúa trung bình ở Úc đã đạt 10 tấn/ha và Úc là nước duy nhất đạt hơn 2 lần năng suất lúa thế giới (năng suất lúa thế giới năm 2010 là là 4.373,6 kg/ha) và kỷ lục này vẩn duy trì cho đến hiện nay.
-Người trồng lúa ở nước ngoài có thể sử dụng nhiều nước hơn 5 lần để phát triển một kg lúa so với người trồng lúa ở Úc.
-Ngành công nghiệp lúa gạo của Úc tạo ra khoảng 800 triệu USD doanh hàng năm, với khoảng 400 triệu USD từ xuất khẩu.
-Hóa chất sử dụng trên lúa ở Úc là thấp nhất trên thế giới nhờ phát triển một hệ thống luân canh hợp lý để kiểm soát sinh học tự nhiên.
-Nghiên cứu và Phát triển giúp duy trì lợi thế cạnh tranh của ngành công nghiệp lúa gạo của Úc không ngừng được đầu tư chiều sâu.
-Ngành công nghiệp lúa gạo là ngành nông nghiệp đầu tiên của Úc để bắt đầu một kế hoạch đa dạng sinh học khu vực và chiến lược giảm hiệu ứng nhà kính.
-Ngành công nghiệp lúa gạo là ngành công nghiệp trong dự án cam kết phục hồi và bảo vệ sinh thái của nguồn nước sông Murray.
2-Cây lúa năng suất cao ở Ai Cập
+Đặc điểm
Ai Cập là xứ sở của sa mạc và khô cằn, nước ngọt ở đây vô cùng quý giá nên việc phát triển cây trồng sử dụng nước ngọt như cây lúa phải cân nhắc từ hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường.
Canh tác lúa được cho phép ở một số vùng ở Ai Cập, trong khi bị cấm ở các khu vực khác. Bộ Tài nguyên nước và thủy lợi cho phép canh tác lúa ở khu vực gần biển Địa Trung Hải, phía Bắc Hồ, kênh đào Suez và Đông Hồ (Thoriya Sadeq Fareed, 2010). Khu vực này gồm các địa phương Kafr El-Sheikh, Behaira, Dakahliya, Sharqiya, Gharbiya và Damitta Governorates. 
Lý do là áp lực nước ngọt rất căng thẳng, lượng cần thiết tối đa bị khống chế để ngăn chặn sự xâm nhập của nước biển có sẵn trong các khu vực này, đặc biệt là ở những khu vực có bình độ thấp gần với mực nước biển. Do cây lúa cần nhiệt độ trung bình và cần giữ độ ẩm đất tối thiểu nên là cây trồng bị khống chế để chống lại xâm nhập mặn từ nước biển.
Trong năm 2010 Ai Cập trồng được 459.525 ha lúa, năng suất bình quân 9.421,7 kg/vụ, sản lượng 4.329.500 tấn lúa.
Năng suất lúa của Ai Cật đứng hàng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Úc (10.842,1 kg/ha/vụ). Bài học tăng năng suất lúa ở Ai Cập đang được thế giới hâm mộ và học tập.
+Tình hình sử dụng gạo ở Ai Cập
Lúa là một loại cây trồng chiến lược trong nền kinh tế của Ai Cập. Đây là một trong những cây trồng chủ yếu tiêu thụ tương đối giá rẻ cung cấp nguồn tinh bột, protein và chất béo. Ngoài ra, lúa gạo đại diện cho một nguồn thu nhập chính của nông nghiệp với tỷ lệ khá lớn người nông dân Ai Cập sống bằng nghề trồng lúa.
Sản lượng gạo ở Ai Cập không những đủ tiêu dùng trong nước mà hàng năm còn dư thừa để xuất khẩu. Trong năm 2008 Ai Cập đã bắt đầu xuất khẩu số lượng gạo lớn (937.128 tấn), thu được 272,898 triệu USD, chiếm 19% của tổng số xuất khẩu nông nghiệp của Ai Cập (Hamdi Abdu El-Sawalhee et al., 2010).
+Bài học kinh nghiệm trồng lúa năng suất cao ở Ai Cập
Ai Cập không phải là nước sản xuất lúa truyền thống, trồng lúa năng suất cao trong điều kiện khô hạn và thiếu nguồn nước là bai học quý giá từ Chính phủ và nông dân Ai Cập.
-Về phía Chính phủ Ai Cập (GOA)
GOE phải nỗ lực để tăng sản xuất lúa gạo để đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng, mà đòi hỏi phải nỗ nỗ lực hơn nữa để nâng cao hiệu quả của nguồn nước sông Nile của Ai Cập để tưới cho cây trồng. Để đạt được điều này, chính phủ đã đầu tư cho công tác nghiên cứu cung cấp các lựa chọn thay thế sau đây:
-Phát triển giống lúa năng suất cao phù hợp, trong đó chủ yếu là các giống lúa cải tiến cao sản trồng trong mùa hè, các giống japonica và lúa lai Trung Quốc trong mùa đông.
-Trồng giống với yêu cầu ít nước hơn.
-Phát triển giống lúa cạn chịu khô hạn.
-Trồng lúa ở các vùng mới, nơi mà một số giống lúa có thể chịu độ mặn, đòi hỏi một lượng ít nướcvà có thể được trồng ở sa mạc bằng cách sử dụng công nghệ tưới hiện đại.
-Áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa và tưới tràn định kỳ để tiết kiệm tối đa nguồn nước ngọt.
-Về phía nông dân Ai Cập
-Nông dân trồng lúa được huấn luyện theo bài bản chuyên nghiệp.
-Nông dân cần mẫn và áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất lúa.
-Áp dụng tưới tiêu khoa học và tiết kiệm nước tối đa, đưa cây lúa nước truyền thống trở thành cây trồng trên môi trường cạn và ẩm, phát huy hiệu quả vi sinh vật đất, áp dụng phân bón qua lá kết hợp với phân bón gốc.
-Quản lý cỏ dại triệt để bằng biện pháp canh tác và biện pháp hóa học.
-Nông dân trồng lúa phải có phương án chuyên nghiệp và sự giám sát của chính quyền địa phương mới được cấp phép sử dụng nguồn tài nguyên nước ngọt.
Nói chung diện tích trồng lúa ở Ai Cập bị khống chế bởi nguồn nước tưới, diện tích chỉ khoảng 500.000-600.000 ha và năng suất bình quân phấn đấu vượt qua 10 tấn/ha trong những năm tới.
3-Cây lúa năng suất cao ở Mỹ
Trồng lúa ở Mỹ là tiên tiến nhất trên thế giới. Cánh đồng lúa được san bằng với công cụ tia lazers trên 100 % diện tích.
Đất được dọn khô bơm nước vừa ẩm trước khi gieo sạ. Hạt giống được ngâm ủ vừa nứt nanh thì được gieo sạ bằng máy bay. Các máy bay sạ lúa sử dụng hệ thống hướng dẫn vệ tinh để đánh dấu vị trí và đảm bảo hạt giống khi sạ không chồng chéo. 
Mực nước sau đó cẩn thận nâng lên theo thời gian cây lúa phát triển và ngăn chặn bất kỳ cỏ dại bằng hóa chất và mực nước. Bất kỳ phân bón, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu được áp dụng bằng máy bay. 
Một tuần trước khi thu hoạch, nước được tháo ra và đất được để khô. Lúa được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Rơm được băm nhuyễn và rải lại cho đất sau máy gặt đập liên hợp để trã lại chất hữu cơ cho đất. Rơm tuyệt đối không được đốt bỏ và được cày vùi lại trong đất.
Lúa sau khi thu hoạch được xe tải chuyển về các máy sấy đứng trong kho trang trại sau đó được đưa vào bảo quản trong các silo lớn có hệ thống kiểm soát độ ẩm và côn trùng.
Trang trại trồng lúa ở Mỹ là những đơn vị kinh doanh nông nghiệp. Mỗi trang trại có diện tích từ 1.000-3.000 ha. Mỗi trang trại có khoảng 40-50 nông dân, trình độ nông dân tối thiểu phải đạt Đại học ở các trường nông nghiệp có huy tín ở Mỹ và trên thế giới. Có nhiều thạc sĩ và tiến sĩ được thuê làm việc lâu dài ở các trang trại, lương hấp dẫn bằng hoặc cao hơn ở thành phố lớn.
Dể sản xuất 1 ha lúa từ đầu cho đến lúc thu hoạch ở Mỹ chỉ cần 17,5 giờ công lao động, trong khi ở các nước Châu Á cần khoảng 500-600 giờ công lao động, tức hiệu quả làm việc của một nông dân Mỹ bằng 30 nông dân Châu Á.
Đa số công việc của nông dân Mỹ là điều khiển máy móc và các phương tiện kỹ thuật số.
4-Cây lúa năng suất cao ở Trung Quốc
Cây lúa truyền thống của Trung Quốc là cây lúa japonica mỗi năm chỉ trồng được một vụ với năng suất cao 4-5 tấn/ha. Năng suất lúa Trung quốc trong giai đoạn 1960s-1970s được nâng lên một bước nhờ chuyển đổi sang các giống lúa cải tiến năng suất cao. Nhưng thành tựu lớn nhất để cải thiện năng suất lúa Trung Quốc bắt đầu từ năm 1976 với sự ra đời của các giống lúa ưu thế lai F1 (gọi tắt là lúa lai).
Đến năm 2005 Trung Quốc đã tạo ra được 210 giống lúa lai các loại.
Về năng suất trung bình của cây lúa Trung Quốc từ 4,2 tấn/ha/vụ (1976) đã tăng lên 6,58 tấn/ha/vụ (2009) trong khi năng suất lúa trung bình của thế giới chỉ đạt 3,74 tấn/ha/vụ (FAOSTAT 2011).
Trung Quốc là nước phát triển lúa lai lớn nhất thế giới. Năm 2010 trồng 20 triệu ha, chiếm 70% tổng diện tích trồng lúa ở Trung Quốc.
Năm 2011 Trung Quốc có 29 triệu ha trồng lúa, năng suất trung bình toàn quốc đạt 6,3 tấn/ha/vụ. Trong đó 70% diện tích được trồng lúa lai, năng suất bình quân 7,2 tấn/ha/vụ. Năng suất lúa lai tăng trung bình 20% so với giống thường. Riêng chỉ phần tăng năng suất do lúa lai hiện nay nuôi sống khoảng 70 triệu người ăn hàng năm.
Để đạt thành tựu trên, Trung Quốc phát triển lúa lai dựa trên 3 giai đoạn:
-Giai đoạn 1975-1995: giai đoạn phát triển lúa lai 3 dòng, sử dụng giống bất dục đực từ dòng lúa hoang Oryzae rufipogon. Giống lúa lai phát triển trên diện tích 12,4 triệu ha và đạt năng suất trung bình 6,9 tấn/ha.
-Giai đoạn 1996-2000: Phát triển giống giống lúa lai hai dòng bằng cách phun hóa chất gây bất dục đực lên cây mẹ (chemical hybridizing agents CHAs). Giống lai 2 dòng phát triển diện tích 2,8 triệu ha, năng suất đạt 10,25 tấn/ha. cao hơn giống lai ba dòng 20%. Trong cùng thời gian này Trung Quốc khởi động chương trình siêu lúa lai.
-Giai đoạn 2001-2006: Phát triển chương trình siêu lúa lai với , những giống lúa lai này cho năng suất 12,5 tấn/ha trên diện rộng. Trên diện hẹp có cặp lai P64S/E32 cho năng suất kỷ lục 17,1 tấn/ha.
-Giai đoạn 2007-2015: Tiếp tục chương trình siêu lúa lai với mục tiêu đạt năng suất 13,5 tấn/ha trên diện rộng, trên diện hẹp tạo ra giống lai dự kiến có năng suất 15-20 tấn/ha/vụ.
Nông dân Miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam đã tiếp cận được kỹ thuật trồng lúa lai của Trung Quốc. Diện tích lúa lai ở Việt Nam hiện nay trên 600.000 ha với năng suất bình quân hơn 7 tấn/ha.
                                                                                         Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo
1-Kỹ sư Hồ Đình Hải-Lịch sử phát triển giống lúa lai ở Trung Quốc - worldrices.blogspot.com