Các dạng phân bón cho cây lúa


Các dạng phân bón cho cây lúa

Phân hóa học

Nhà máy phân đạm Phú Mỹ-Việt Nam

Các dạng phân hóa học

 a-Các dạng phân đơn

Phân đơn là những loại phân bón chỉ chứa một nguyên tố dinh dưỡng chính.
+Phân Đạm vô cơ
- Urê (NH2 )2 CO, hàm lượng đạm 46%.
- Đạm Nitrat Amôn NH4NO3 , hàm lượng đạm 35%.
- Đạm Amôn sunfat ( NH4 )2 SO4 , hàm lượng đạm 21%.
- Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chứa 24-25% N.
- Phân Nitrat Amon [NH4NO3] có chứa khoảng 35% N
- Phân Nitrat Canxi [Ca(NO3)2] có chứa 13-15% N
- Phân Nitrat Natri [NaNO3] có chứa 15-16% N
- Phân Cyanamit Canxi [CaCN2] có chứa 20-21% N.
+Phân lân vô cơ.
-Phân Super Lân[Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5]
-Phân Lân nung chảy (Thermophotphat, Lân văn điển) có chứa 16% P2O5.
+Phân Kali đơn
-Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O.
-Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O.

b-Các đạng phân hổn hợp

Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Phân hổn hợp gồm có 2 dạng:
+Phân phức hợp: Là loại phân có được do con đường phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để tạo ra.
-MAP ( Monoamonium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 12-61-0.
-MKP ( Mono potassium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 0-52-34.
-DAP (Diamon Phosphate ) hàm lượng phổ biến là 18-46-0.
+Phân pha trộn: Là phân được tạo thành do sự trộn đều các loại phân N. P. K…mà không có sự tổ hợp hóa học giũa những chất đó. Loại phân này thường có nhiều màu.
Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính theo nồng độ phần trăm. Ví dụ: Phân NPK 16-16-8 tức là trong 100 kg phân trên có 16 kg đạm nguyên chất, 16 kg P2O5 và 8 kg K2O…Ngoài các chất đa lượng N, P, K hiện nay ở một số chủng loại phân còn có cả các chất trung và vi lượng. Ví dụ: Phân NPK Việt-Nhật 16-16-8+13S (S là lưu huỳnh)…
Các dạng phân hổn hợp gồm có:
1-Các dạng phân đôi: Là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng.
-MAP ( Monoamonium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 12-61-0.
-MKP ( Mono potassium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 0-52-34.
-DAP (Diamon Phosphate ) hàm lượng phổ biến là 18-46-0.
2. Các dạng phân ba NPK thường là:
16-16-8, 20-20-15, 24-24-20…
3. Phân chuyên dùng: Là dạng phân bón hổn hợp có chứa các yếu tố đa, trung, vi lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.
-Ưu điểm của phân chuyên dùng: rất tiện lợi khi sử dụng , góp phần làm giảm chi phí sản xuất;do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai đoạn sinh trưởng-phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng.
-Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại phân chuyên dùng, khi sử dụng nên chú ý theo hướng dẫn cũa nhà sản xuất. .
 dụ: Phân chuyên dùng của công ty phân bón Việt –Nhật JF1, JF2, JF3 chuyên dùng cho lúa. JT1, JT2,JT3 chuyên dùng cho cây ăn trái.

Các dạng phân hữu cơ

Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác…còn gọi là phân hữu cơ truyền thống.
Các dạng phân hữu cơ truyền thống quan trọng là:

+Phân chuồng:

-Đặc điểm: Phân chuồng là hổn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…
-Chế biến phân chuồng:
 Có 3 phương pháp:
1-Ủ nóng (ủ xốp): Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm 60-70%, có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% Super Lân, sau đó trét bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử dụng được.
2-Ủ nguội (ủ chặt): Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng (2%) lân, nén chặt. Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1, 5-2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu 5-6 tháng mới sử dụng được.
3-Ủ nóng trước nguội sau:  nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60°C nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như: phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân.

+Phân rác

1- Đặc điểm ; Là phân hữu cơ được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi…đến khi mục thành phân (thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).
2-Cách ủ: Nguyên liệu chính là phân rác70%, cung cấp thêm đạm và Kali 2%, còn lại phân men(phân chuồng, lân, vôi). Nguyên liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 20-30cm xếp thành lớp cứ 30cm rắc một lớp vôi; trét bùn; ủ khoảng 20 ngày đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại, để hở lỗ tưới nước thường xuyên;ủ khoãng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân hoai có thể dùng để bón thúc.

+Phân xanh

1-Đặc diểm: Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu: điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển.
2-Cách sử dụng: Vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.

Các dạng phân vi sinh

Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chất hữu cơ (như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây.
+Các loại phân vi sinh
Dựa vào mật độ vi sinh vật hữu ích để chia phân vi sinh thành 2 loại:
-Phân vi sinh vật có mật độ VSV hữu ích cao ( > 108 tế bào/ gam), VSV tạp thấp (< 106 tế bào/ gam) . Liều lượng bón thấp, từ 300- 3000g/ha.
- Phân vi sinh vật có mật độ VSV hữu ích thấp ( < 107 tế bào/ gam), VSV tạp khá cao. Liều lượng bón từ 100- 1000 kg/ ha. Chất mang là các hợp chất vô cơ (bột Photphorit, bột xương...) hoặc các chất hữu cơ (than bùn, bã nấm, phế thải nông nghiệp...).
+Phân vi sinh trên thị trường
1. Phân vi sinh cố định đạm:
-Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…
-Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin, Azogin..
2. Phân vi sinh phân giải lân: 
-Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều loại phân vi sinh phân giải lân khác có như Photphobacterin.
3. Phân vi sinh phân giải chất xơ: chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải xác bả thực vật…như Estrasol ( Nga), Manna ( Nhật, Philipin).
4. Phân vi sinh tổng hợp: Như Tian- Li – Bao ( Trung Quốc, Hồng Kông).
+Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh: Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6 tháng (chú ý xem thời hạn sử dụng). Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở: vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.Là chế phẩm chứa các vi sinh vật sống có hoạt lực cao đã được tuyển chọn. Thông qua các hoạt động của nó tạo ra các chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng.

Các dạng phân hữu cơ sinh học

1-Đặc điểm: Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng, phổ biến như: Phân bón Komix nền…
2- Sử dụng: Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng; có thể phun lên lá hoặc bón gốc. Các loại phân sinh hóa hữu cơ hiện nay được sản xuất theo hướng chuyên dùng như phân sinh hóa hữu cơ Komix chuyên dùng cho: cây ăn trái , lúa, mía…

Các dạng phân bón lá

Phân bón qua lá là những hợp chất dinh dưỡng có nguyên tố Đa lượng, hoặc Trung lượng, hoặc Vi lượng, được hoà tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thu.
Cây trồng nói chung và cây lúa có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng qua bộ lá. Các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng đều có khả năng hấp thu qua lá ở dạng thích hợp.
Do đó ngoài phân bón gốc truyền thống, trong nền nông nghiệp hiện đại còn dùng phân bón lá. Ngoài các chất dinh dưỡng cần thiết, chất điều hòa hoặc kích thích sinh trưởng cây trồng cũng được bón qua đường lá. Nói chung phân bón lá hiện nay rất đa dạng.
Hiệu quả: Cây sử dụng gần 95% chất dinh dưỡng bón qua lá. Trong khi đó, bón qua đất cây chỉ sử dụng được 45- 50% chất dinh dưỡng.

+Các loại phân bón qua lá cho lúa thông dụng:

-Phân bón lá chứa các nguyên tố đa lượng: N-P-K.
Tùy theo nhu cầu của từng loại cây, từng thời kỳ sinh trưởng của cây và sản phẩm thu hoạch mà hàm lượng N-P-K trong phân bón lá có tỷ lệ khác nhau.
-Phân bón lá chứa các nguyên tố trung lượng:
Phân cung cấp một hay nhiều chất trung lượng như Canci, Magie, Lưu huỳnh, Silic ở dạng dể hấp thu qua lá nhằm đáp ứng nhu cầu chất trung lượng cho cây trồng.
-Phân bón lá chứa các nguyên tố vi lượng:
Phân cung cấp một hay nhiều nguyên tố vi lượng cho cây. Trên cây lúa thường cần các chất vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Borium (Bo), Molybdel (Mo), Mangan (Mn).
-Phân bón lá đa, trung và vi lượng:
Chứa nhiều nguyên tố đ, trung và vi lượng cần thiết cho cây.
-Phân bón lá chứa các a xít amin.
Chứa các a xít amin cần thiết cho cây.
-Phân bón lá chứa chất điều hòa sinh trưởng.
Chứa các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây phát triển tốt, chống chịu môi trường bất lợi và sức đề kháng với sâu bệnh

+Các dạng phân bón lá hiện đại

Nhờ vào công nghệ cao, phân bón lá hiện đại ngày càng phát triển với các sản phẩm đa dạng. Có ba hướng của phân bón lá hiện đại là:
-Dùng công nghệ Chelate (phức chất vòng càng) để sản xuất các dạng phân bón lá đ, trung và vi lượng.
-Dùng công nghệ Nano để sản xuất các dạng phân bón lá chứa các a xít amin phân tử ngắn.
-Kết hợp cả hai công nghệ Chelate và Nano để sản xuất các dạng phân bón lá cao cấp.
-Đưa các Axit amin, các chất cao phân tử có tính năng hoạt hóa sinh học.


+Một số lưu ý khi bón phân qua lá:

- Hoà loãng phân theo đúng tỷ lệ ghi trên bao bì.
- Không nên dùng phân bón qua lá (dễ làm rụng lá), khi độ ẩm không khí thấp và đất bị hạn nặng.
- Không nhầm lẫn giữa phân bón lá với chất kích thích sinh trưởng.
- Không nên sử dụng phân bón lá khi cây đang ra hoa, trời đang nắng.