Cây lúa Ấn Độ

CÂY LÚA ẤN ĐỘ

Quốc kỳ Ấn Độ

I-Giới thiệu về đất nước và con người Ấn Độ

Bản đồ Ấn Độ ở Châu Á
I-1-Thông tin khái quát
Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết bán đảo Ấn Độ. Ấn Độ có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan  Afghanistan. Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích.
Cộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Anh. Ấn Độ có nền văn minh sông Ấn (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini  đạo Sikh.
Trước ngày độc lập, Ấn Độ là một bộ phận trong tiểu lục địa Ấn Độ thuộc Anh. Việc thành lập quốc gia này có công rất lớn của Mohandas Gandhi, người được ca tụng là "người cha của Ấn Độ". Ông đã thuyết phục chính phủ Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ bằng con đường hòa bình và được chấp nhận. Nhưng Anh đã quyết định tách Ấn Độ thành hai quốc gia: một có đa số dân theo đạo Hindu là Ấn Độ; một có đa số dân theo Hồi giáo là Pakistan, nước này lại gồm hai phần: phần phía đông Ấn Độ gọi là Đông Pakistan (sau này là Bangladesh), phần phía tây gọi là Tây Pakistan (Cộng hòa Hồi giáo Pakistan ngày nay). Hai phần lãnh thổ này cách nhau trên 2000 km băng qua lãnh thổ Ấn Độ.
Thông tin cơ bản về đất nước Ấn Độ:

Hành chính
Chính phủ
Cộng hòa nghị viện liên bang
Ngôn ngữ chính thức
Thủ đô
Thành phố lớn nhất
Mumbai (Bombay)
Địa lý
Diện tích
3.287.590 km²
Diện tích nước
9,56% %
Múi giờ
IST (UTC+5:30)
Dân cư
Dân số ước lượng (2012)
1.205.073.612 người (hạng 2)
Dân số (2002)
1.057 tỉ người
Mật độ
329 người/km² (hạng 19)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005)
Tổng số: 3.602 tỷ Mỹ kim.
HDI (2003)
0,602 trung bình (hạng 127)

I-2-Lịch sử
Ấn Độ là một đất nước có nền lịch sử lâu đời ở Nam Á.
Lịch sử Ấn Độ bắt đầu với thời kỳ Văn minh lưu vực sông Ấn Độ, một nền văn minh phát triển hưng thịnh tại phần Tây Bắc tiểu lục địa Ấn Độ từ năm 3300 đến 1700 trước CN. Nền văn minh thời đại đồ đá này được nối tiếp bởi thời đại đồ sắt thuộc thời kỳ Vệ Đà, thời kỳ đã chứng kiến sự nở rộ của những vương quốc lớn được biết đến với cái tên Mahajanapadas. Giữa hai giai đoạn này, vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, Mahavira Thích-ca Mâu-ni ra đời.
Phần lớn tiểu lục địa được đế quốc Maurya chinh phạt trong suốt thế kỷ thứ 4 và thứ 3 trước CN. Sau đó nó lại tan vỡ và rất nhiều phần bị thống trị bởi vô số những vương quốc thời Trung Cổ trong hơn 10 thế kỷ tiếp theo. Những phần phía Bắc được tái hợp một lần nữa vào thế kỷ thứ 4 sau CN và duy trì được sự thống nhất này trong hai thế kỷ tiếp theo, dưới thời của đế quốc Gupta. Đây được coi là thời kỳ hoàng kim của Ấn Độ. Trong suốt giai đoạn cùng thời, và vài thế kỷ sau đó, Ấn Độ bị thống trị bởi nhà Chalukya, nhà Chola, nhà Pallava  nhà Pandya, và trải qua giai đoạn vàng son của mỗi thời kỳ. Cũng trong thời điểm này, Ấn Độ giáo  Phật giáo lan tỏa tới rất nhiều vùng tại Đông Nam Á.
Hồi giáo du nhập vào đầu thế kỷ thứ 8 sau CN cùng với sự xâm lược của Baluchistan  Sindh của Muhammad bin Qasim. Những sự xâm lấn của đạo Hồi từ Trung Á giữa thế kỷ thứ 10 và 15 sau CN dẫn đến việc phần lớn Bắc Ấn Độ chịu sự thống trị của Vương quốc Hồi giáo Delhi giai đoạn đầu và sau đó là đế quốc Mogul. Sự thống trị của đế quốc Mogul, đế chế đã mở ra giai đoạn của thời kỳ thăng hoa và phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật kiến trúc, đã bao phủ phần lớn phía Bắc tiểu lục địa. Tuy nhiên, một vài quốc gia độc lập, như đế quốc Maratha  đế quốc Vijayanagara, cũng phát triển hưng thịnh trong cùng giai đoạn tại phía Tây và Bắc Ấn Độ. Mở đầu giai đoạn giữa thế kỷ 18 và hơn một thế kỷ sau đó, Ấn Độ dần dần bị công ty Đông Ấn của Anh Quốc thôn tính. Nỗi bất mãn với sự cai trị của công ty này đã dấn đến cuộc nổi loạn Ấn Độ 1857, sau đó thì Ấn Độ được điều hành trực tiếp bởi Hoàng Gia Anh Quốc cũng như chứng kiến thời kỳ phát triển mạnh mẽ về cơ sở vật chất cũng như sự suy thoái về kinh tế.
Trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, cuộc đấu tranh độc lập toàn quốc được khởi xướng bởi đảng Quốc Đại Ấn Độ, sau đó được kết hợp bởi đảng liên đoàn Hồi giáo. Tiểu lục địa giành được độc lập từ vương quốc Anh năm 1947 sau khi bị chia cắt thành hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan. Cánh phía Đông của Pakistan sau đó trở thành quốc gia Bangladesh năm 1971.
Lịch sử của Ấn Độ trải qua các niên đại như sau:

Thời kỳ đồ đá
70.000-3300 TCN
 Văn hóa Mehrgarh
• 7000-3300 TCN
3300-1700 TCN
Văn hóa hậu kỳ Harappan
1700-1300 TCN
Thời kỳ đồ sắt
1200-1 TCN
 Maha Janapadas
• 700-300 TCN
• 545-550 TCN
• 321-184 TCN
 Kharavela
• 209-170 TCN
 Nhà Chera
• 300 TCN-1200 CN
 Đế quốc Chola
• 300 TCN-1279 CN
 Đế quốc Pandyan
• 250 TCN-1345 CN
 Satavahana
• 230 TCN-220 CN
Các vương quốc Trung Đại
1 CN–1279 CN
• 60-240 CN
• 280-550
 Đế quốc Harsha
• 590-647
 Đế quốc Pala
• 750-1174
 Nhà Chalukya
• 543-753
 Rashtrakuta
• 753-982
 Đế quốc Tây Chalukya
• 973-1189
 Nhà Yadava
• 850-1334
Đế quốc Hoysala
1040-1346
Đế quốc Kakatiya
1083-1323
Các vương quốc Hồi gíao
1206-1596
• 1206-1526
 Các vương quốc Hồi giáo Deccan
• 1490-1596
Vương quốc Ahom
1228-1826
1336-1646
1526-1858
1674-1818
Liên minh Sikh
1716-1799
Đế quốc Sikh
1799-1849
Thời Công ty Đông Ấn cai trị
1757-1858
1858-1947
1947
Ấn Độ giành lại độc
15/8/1947
Xem bài chi tiết: Lịch sử Ấn Độ
I-3-Địa lý
Bản đồ địa lý Ấn Độ
Ấn Độ bao gồm một phần lớn của tiểu lục địa Ấn Độ nằm trên mảng kiến tạo Ấn Độ, phần phía Bắc của mảng Ấn-Úc. Ấn Độ có bờ biển dài 7.516 km, phần lớn Ấn Độ nằm ở bán đảo Nam Á vươn ra Ấn Độ Dương. Ấn Độ giáp Biển Ả Rập về phía Tây Nam và giáp Vịnh Bengal về phía Đông  Đông Nam. Ấn Độ có diện tích 3.287.263 km², xếp thứ 7 trên thế giới về diện tích, trong đó phần đất liền chiếm 90,44%, diện tích mặt nước chiếm 9,56%. Ấn Độ có biên giới trên đất liền giáp với  Bangladesh  (4.053 km),  Bhutan (605 km), Myanma (1.463 km),Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (3.380 km),  Nepal (1690 km) và Pakistan (2.912 km). Đỉnh núi cao nhất có độ cao 8.598 m, điểm thấp nhất là Kuttanad với độ cao -2,2 m. Các sông dài nhất là sông Brahmaputra, sông Hằng. Hồ lớn nhất là hồ Chilka.
Địa lý Ấn Độ đa dạng, bao gồm nhiều miền khí hậu khác biệt từ những dãy núi phủ tuyết cho đến các sa mạc, đồng bằng, rừng mưa nhiệt đới, đồi, và cao nguyên. 
Vùng đồng bằng Ấn-Hằng phì nhiêu chiếm phần lớn ở phía Bắc, miền Trung và Đông Ấn Độ. Về phía Tây của quốc gia này là sa mạc Thar, một hoang mạc hỗn hợp đá và cát. Biên giới phía Đông và Đông Bắc của quốc gia này là dãy Himalayas. Đỉnh cao nhất ở Ấn Độ là lãnh thổ tranh chấp với Pakistan; theo tuyên bố của Ấn Độ, đỉnh cao nhất (nằm ở khu vực Kashmir  K2, với độ cao 8.611 m. Đỉnh cao nhất ở trong lãnh thổ không tranh chấp của Ấn Độ là Kangchenjunga, với độ cao 8.598 m. Khí hậu Ấn Độ đa dạng từ khí hậu xích đạo ở cực Nam đến Alpine ở khu vực đỉnh Himalayas.
Ấn Độ là nơi khởi nguồn của nhiều con sông lớn, gồm sông Hằng, Brahmaputra, Yamuna, Godavari, Kaveri, Narmada  Krishna. Ấn Độ có ba quần đảo - Lakshadweep ngoài khơi bờ biển tây nam, Quần đảo Andaman và Nicobar dãy đảo núi lửa phía đông nam và Sunderbans ở vùng châu thổ sông Hằng ở Tây Bengal.
Khí hậu Ấn Độ biến đổi từ nhiệt đới ở phía nam đến ôn hoà ở phía bắc, các vùng phía bắc có độ cao lớn thường có tuyết rơi trong thời gian dài. Khí hậu Ấn Độ bị ảnh hưởng lớn từ dãy Himalaya và Sa mạc Thar. Núi Himalaya, cùng với dãy núi Hindu Kush ở Pakistan, là một tấm chặn tự nhiên ngăn gió lạnh từ Trung Á thổi đến. Chúng khiến cho đa phần lục địa Ấn Độ ấm hơn hầu hết các nơi khác có cùng vĩ độ. Sa mạc Thar khiến gió mùa tây nam mang theo nhiều hơi ẩm vào trong lục địa Ấn Độ gây ra mưa từ tháng 6 tới tháng 9.
Khí hậu đa dạng chính là lý do khiến Ấn Độ được liệt vào quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, cả về số loài và số lượng cá thể. Số loài động thực vật ở tiểu lục địa Ấn Độ chỉ đứng thứ hai trên thế giới sau toàn Châu Phi, và có nhiều loài chỉ có mặt tại đây. Ấn Độ hiện là quê hương của hơn 3.000 hổ Bengal, 10.000 voi châu Á và khoảng 8000 con bò tót, những loài thú quý hiếm bậc nhất thế giới.
Ấn Độ giáp Pakistan  Afghanistan về phía Tây Bắc. Chính quyền Ấn Độ xem toàn bộ bang Jammu và Kashmir là một phần của Ấn Độ. Bang này giáp một phần của Afghanistan. Trung Quốc, Bhutan  Nepal ở phía Bắc, Myanma về phía Đông và Bangladesh về phía Đông của Tây Bengal. Sri Lanka được tách biệt khỏi Ấn Độ bằng một eo biển hẹp được tạo ra bởi Eo biển Palk  Vịnh Mannar.
Về mặt hành chính, Ấn Độ được chia thành 28 bang, và 7 lãnh thổ liên bang được chính quyền liên bang quản lý. Các đơn vị hành chính này được phân chia chủ yếu theo biên giới dân tộc và ngôn ngữ hơn lý do địa lý.
Các bang phía bắc và đông bắc Ấn Độ nằm một phần trên dãy Himalaya. Phần còn lại ở phía bắc, trung và đông Ấn gồm đồng bằng Ấn-Hằng phì nhiêu. Ở phía tây, biên giới phía đông nam Pakistan, là Sa mạc Thar. Miền nam Bán đảo Ấn Độ gồm toàn bộ cao nguyên Deccan, được bao bọc bởi hai dãy núi ven biển, Ghat Tây  Ghat Đông.
Các số liệu cơ bản về địa lý Ấn Độ:

Châu lục
Vùng
Tọa độ
20°00'B 77°00'Đ
Diện tích
Xếp hạng 7
3.287.263 km²
1.269.345,60 dặm vuông;
90.44% đất liền
9.56% nước
Đường bờ biển
7.516 km (4.670,23 dặm)
Biên giới
Tổng:14.103 km (8.763 dặm)
Bangladesh: 4.053 km (2.518 dặm)
Bhutan: 605 km (376 dặm)
Myanma: 1.463 km (909 dặm)
Trung Quốc: 3.380 km (2.100 dặm)
Nepal:1690 km (1.050 dặm)
Pakistan: 2912 km (1.809 dặm)
Điểm cao nhất
Kangchenjunga: 8598 m (hạng 3)
Điểm thấp nhất
Kuttanad: -2.2 m
Sông dài nhất
Hồ lớn nhất
Hồ Chilka
Xem bài chi tiết: Địa lý Ấn Độ
I-4-Chính trị và xã hội ở Ấn Độ
*Chính trị
Phần lớn trong lịch sử độc lập của mình, chính phủ Ấn Độ thuộc Đảng Quốc Đại Ấn Độ. Đảng này luôn chiếm đa số trong nghị viện chỉ trừ hai giai đoạn ngắn trong thập kỷ 1970 và cuối 1980. Thời kỳ này đã bị ngắt quãng ở khoảng giữa 1977 đến 1980, khi liên minh của Đảng Janata chiến thắng trong cuộc bầu cử nhờ sự bất mãn của cử tri với "Tình trạng khẩn cấp" do Thủ tướng lúc ấy là Indira Gandhi ban bố. Janata Dal chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1989, nhưng chính phủ của họ chỉ cầm quyền được trong hai năm. Từ 1996 đến 1998, đã có một giai đoạn thay đổi chính trị liên tục với chính phủ ban đầu thuộc cánh hữu theo đường lối quốc gia của Đảng Bharatiya Janata tiếp sau là chính phủ của Mặt trận quốc gia thiên tả. Năm 1998, BJP thành lập Liên minh dân chủ quốc gia (NDA) với các đảng nhỏ địa phương, và trở thành chính phủ liên minh không thuộc Quốc đại đầu tiên tồn tại đủ một nhiệm kỳ năm năm. Trong cuộc bầu cử năm 2004 Đảng Quốc Đại đã chiếm đa số ghế để thành lập một chính phủ lãnh đạo Liên minh hiệp nhất tiến bộ, và được các đảng cánh tả phản đối BJP ủng hộ.
Từ khi giành lại độc lập, Ấn Độ duy trì quan hệ tốt với hầu hết các quốc gia. Nước này giữ vai trò lãnh đạo trong việc ủng hộ các cựu thuộc địa Châu Âu tại Châu Phi và Châu Á giành lại độc lập trong thập niên 1950. Trong Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ cố gắng giữ vai trò trung lập và là một trong những thành viên sáng lập của Phong trào không liên kết.
Trong lĩnh vực kinh tế, Ấn Độ có quan hệ thân thiết với các nước đang phát triển ở Nam Mỹ, Châu Á  Châu Phi, đặc biệt với Brasil   Mexico. Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã đóng vai trò có tầm ảnh hưởng lớn tại ASEAN,  SAARC  WTO, và họ là phía đã mang lại bước ngoặt quan trọng cho Thỏa thuận tự do thương mại Nam Á. Ấn Độ từ lâu đã là nước ủng hộ Liên hiệp quốc, với hơn 55.000 quân thuộc quân đội Ấn Độ và nhân viên cảnh sát từng phục vụ trong 35 chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc tại bốn châu lục.
*Phân cấp hành chính
Ấn Độ được chia thành 28 bang và bảy lãnh thổ liên bang. Tất cả các bang và các lãnh thổ liên minh của Delhi và Pondicherry đều do chính phủ bầu cử. Năm vùng lãnh thổ liên minh còn lại có các quan chức hành chính do trung ương chỉ định. Các bang lại được chia thành các huyện. Dưới các huyện là các tehsil và dưới nữa là các xã. Tuy nhiên, một số bang có thể còn có thêm các cấp hành chính địa phương nữa như vùng hành chính, phó huyện, hobli.
*Dân cư
Ấn Độ là nước đông dân thứ hai trên thế giới với ước tính khoảng 1,19 tỷ người năm 2006. Hầu hết 70% dân số sống tại các vùng nông thôn. Vùng thành thị đông dân nhất là Mumbai, Kolkata, Delhi, Chennai  Bangalore.
*Tôn giáo
Các hoạt động tôn giáo theo nhiều đức tin khác nhau là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội. Dù 80,5% dân số theo Ấn Độ giáo, Ấn Độ cũng là đất nước có số lượng tín đồ Hồi giáo đứng thứ ba thế giới (13,4%). Các nhóm tôn giáo khác gồm Ki-tô giáo (2,3%), đạo Sikh (1,84%), Phật giáo (0,76%), Đạo Jaina (0,40%), Do Thái giáo, Hỏa giáo  Bahá'í.
Tôn giáo ở Ấn Độ là một vấn đề công cộng, với nhiều hoạt động đã trở thành phô trương tráng lệ và cùng với nó là sự sút giảm các giá trị tinh thần.
*Ngôn ngữ
Số lượng ngôn ngữ mẹ đẻ tại Ấn Độ được ước lượng lên tới 1.652. Đa số những ngôn ngữ đó xuất phát từ hai nhóm ngôn ngữ chính: Ấn-Aryan (được sử dụng bởi 74% dân số) và Dravida (được 24% sử dụng); 2% còn lại dựa trên các nhóm Nam Á  Tạng-Miến. Tiếng Hindi  tiếng Anh được dùng làm ngôn ngữ chính thức của chính phủ, và trong giáo dục cao học. 21 ngôn ngữ khác cũng được coi là chính thức.
*Văn hoá
Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và đặc trưng duy nhất, và họ luôn tìm cách giữ gìn những truyền thống của mình trong suốt thời kỳ lịch sử trong khi vẫn hấp thu các phong tục, truyền thống và tư tưởng từ phía cả những kẻ xâm lược và những người dân nhập cư. Nhiều hoạt động văn hoá, ngôn ngữ, phong tục và các công trình là những ví dụ cho sự đan xen văn hóa qua hàng thế kỷ đó. Những công trình nổi tiếng như Taj Mahal và các công trình kiến trúc có ảnh hưởng Hồi giáo là di sản từ triều đại Mughal. Chúng là kết quả của một truyền thống hợp nhất mọi yếu tố từ mọi phần của quốc gia.
-Truyền thống văn học sớm nhất Ấn Độ là hình thức truyền miệng, và sau này mới ở hình thức ghi chép. Đa số chúng là các tác phẩm linh thiêng như (kinh) Vedas và các sử thi Mahabharata Ramayana. Văn học Sangam từ Tamil Nadu thể hiện một trong những truyền thống lâu đời nhất Ấn Độ. Đã có nhiều nhà văn Ấn Độ hiện đại nổi tiếng, cả với các tác phẩm bằng tiếng Ấn Độ và tiếng Anh. Nhà văn Ấn Độ duy nhất đoạt giải Nobel văn học là nhà văn dùng tiếng Bengal Rabindranath Tagore.
-Giáo dục được coi trọng bởi mọi thành viên ở mọi giai cấp. Các giá trị gia đình truyền thống Ấn Độ đã phát triển để đạt tới một hệ thống gia đình hạt nhân, bởi vì những hạn chế về kinh tế xã hội của hệ thống gia đình liên kết truyền thống cũ.
-Lễ hội: Ấn Độ cũng được biết tới là một đất nước của các lễ hội. Vì là quốc gia đa tôn giáo, Ấn Độ có các lễ hội rất đa dạng, nhiều lễ hội dành cho mọi thành phần xã hội. Các lễ hội nổi tiếng và có nhiều người tham gia nhất gồm các lễ hội Hindu tại Diwali, Holi, Pongal và Dussehra và lễ hội của người Hồi giáo tại Eid.
Ấn Độ có ba ngày lễ quốc gia. Những ngày lễ khác, từ chín đến mười hai, gắn liền với các lễ hội, ngày lễ tôn giáo và ngày sinh các lãnh đạo được quy định theo từng bang.
-Âm nhạc Ấn Độ được thể hiện ở rất nhiều hình thức. Hai hình thức chính của âm nhạc cổ điển  Carnatic từ Nam Ấn, và Hindustani từ Bắc Ấn. Các hình thức phổ thông của âm nhạc cũng rất phổ biến, nổi tiếng nhất là âm nhạc Filmi. Ngoài ra còn có nhiều truyền thống khác nhau về âm nhạc dân gian từ mỗi nơi trên đất nước. Có nhiều hình thức nhảy múa cổ điển hiện diện, gồm Bharatanatyam, Kathakali, Kathak  Manipuri. Chúng thường ở hình thức tường thuật và lẫn với những yếu tố sùng đạo và tinh thần.
-Phim ảnh: Ấn Độ cũng là nước sản xuất ra số lượng phim hàng năm cao nhất thế giới. Vùng sản xuất chính nằm tại Mumbai, cho ra lò hầu như tất cả phim thương mại Ấn Độ, thường được gọi là "Bollywood". Cũng có một số lượng lớn tác phẩm điện ảnh sử dụng tiếng Kannada, tiếng Malayalam, tiếng Tamil, tiếng Telugu  tiếng Bengal.
-Môn thể thao được ưa chuộng nhất Ấn Độ là hockey trên cỏ, dù cricket hiện trên thực tế là một môn thể thao quốc gia, đặc biệt phía đông bắc, bóng đá là môn thể thao dân dã nhất và được theo dõi đông đảo. Những năm gần đây tennis cũng trở nên phổ biến ở Ấn Độ. Ấn Độ cũng nổi tiếng về cờ vua, với những kỳ thủ ở tầm vóc quốc tế như Vishwanathan Anand. Các môn thể thao truyền thống địa phương như kabaddi  gilli-danda, được thi đấu ở hầu hết mọi nơi trong nước.
-Ẩm thực Ấn Độ rất đa dạng, về thành phần, hương vị và cách chế biến khác biệt theo từng vùng. Gạo và bột mì là hai thực phẩm chính của nước này. Ấn Độ nổi tiếng về số lượng các món chay và không chay. cuisine. Thực phẩm nhiều gia vị và đồ ngọt rất phổ biến ở Ấn Độ.Trang phục truyền thống tại Ấn Độ khác biệt rát lớn theo từng vùng về màu sắc và kiểu dáng, và phụ thuộc trên nhiều yếu tố, bao gồm cả khí hậu. Các kiểu trang phục dân dã gồm sari truyền thống cho phụ nữ và dhoti truyền thống cho nam giới.

II-Nền kinh tế Ấn Độ

Một góc thành phố Bombay
Ấn Độ đã từng áp dụng một phương pháp kinh tế xã hội chủ nghĩa trong gần suốt lịch sử độc lập của mình. Chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ sự tham gia của khu vực tư nhân, ngoại thương  đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ đầu thập niên 1990, Ấn Độ đã dần mở cửa thị trường của mình thông qua các cuộc cải cách kinh tế theo hướng giảm kiểm soát của chính phủ đối với thương mại và đầu tư. Việc tư nhân hóa các ngành thuộc sở hữu công và việc mở cửa một số ngành nhất định cho nước ngoài và tư nhân tham gia diễn ra chậm chạp và gắn liền với những tranh cãi chính trị.
Nghèo vẫn là một vấn đề nghiêm trọng dù nghèo đã giảm đáng kể kể từ khi quốc gia này giành được độc lập, chủ yếu là nhờ cuộc cách mạng xanh và các công cuộc cải tổ kinh tế.
Lưu ý rằng GDP của Ấn Độ đã tăng trưởng đáng kinh ngạc 9,3% trong năm 2010-2011. Như vậy, tốc độ tăng trưởng đã giảm gần một nửa chỉ trong ba năm. Tốc độ tăng trưởng GDP tăng nhẹ lên 4,8% trong quý một đến tháng Ba năm 2013, từ khoảng 4,7% trong quý trước đó. Chính phủ đã dự báo mức tăng trưởng 6,1% -6,7% trong năm 2013-14, trong khi RBI dự kiến ​​trước đó đều là 5,7%.
Lĩnh vực nông nghiệp và và các ngành liên quan chiếm khoảng 52,1% tổng lực lượng lao động trong năm 2009-2010. Con đường để giải quyết việc làm đã được xác định trong lĩnh vực CNTT và du lịch và du lịch khu vực, đã được trải qua tốc độ tăng trưởng hàng năm cao trên 9%.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Ấn Độ được đặc trưng bởi tỷ lệ thất nghiệp trá hình kinh niên. Chính phủ đã thực hiện đề án xóa đói nghèo và chống thất nghiệp đã đưa hàng triệu người nghèo và lao động phổ thông vào các khu vực đô thị để tìm kế sinh nhai.
Phụ nữ ở Ấn Độ chủ yếu được sử dụng trong nông nghiệp và chăm sóc cho gia súc với chỉ khoảng 20% ​​phụ nữ làm việc tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp. Khi làm việc, phụ nữ kiếm được ít hơn nhiều so với nam giới, chỉ có khoảng 66% thu nhập của nam giới trong nông nghiệp và 57% thu nhập của nam nông nghiệp.
Lao động trẻ em ở Ấn Độ là một vấn đề phức tạp về cơ bản bắt nguồn từ nghèo đói, cùng với một số thất bại của chính sách của Chính phủ, tập trung vào trợ cấp cao hơn là giáo dục tiểu học, kết quả là mang lại lợi ích đặc quyền đặc lợi hơn so với các phần nghèo trong xã hội.
Hiện nay nền kinh tế của Ấn Độ đứng hàng thứ chín lớn trên thế giới về GDP danh nghĩa và đứng hàng thứ 3 về sức mua tương đương (PPP). Ấn Độ là một thành viên trong nhóm G 20 của các nền kinh tế lớn nhất thế giới và là thành viên của BRIC.
Trên cơ sở thu nhập bình quân đầu người Ấn Độ được xếp hạng thứ 141 theo GDP danh nghĩa và thứ 130 theo GDP (PPP) trong năm 2012 (theo IMF). Ấn Độ là nước xuất khẩu lớn thứ 19 và là nhà nhập khẩu lớn thứ 10 trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại khoảng 5,0% trong năm tài chính 2012-2013 so với 6,2% trong năm tài chính trước đó.
Trong năm 2009-2010, kiều hối từ người di cư Ấn Độ ở nước ngoài đứng ở mức 2.500 tỷ đồng (43 tỷ USD), mức cao nhất trên thế giới, nhưng thị phần của họ trong vốn FDI vẫn ở mức thấp khoảng 1%.
Ấn Độ xếp hạng 133 về chỉ số Dễ Kinh doanh (năm 2010), sau các nước như Trung Quốc (89), Pakistan (85) và Nigeria (125).
Kinh tế Ấn Độ
Xếp hạng
10th (nominal) / 3rd (PPP)
Tiền tệ
1 (INR) (INR) = 100 Paise
Năm tài chính
1-4 đến 31-3
Tổ chức thương mại
WTO, SAFTA, G-20 …
Thống kê
1,824 tỷ USD (nominal) 10th; 2012)
4,684 tỷ USD (PPP: 3rd; 2012)
Tốc độ phát triển GDP
3,986% (2012 ước tính)
GDP đầu người
1.491 USD (nominal: 141th; 2012)
3.829 USD (PPP: 130th; 2012)
Thành phần GDP
Nông nghiệp : 17.2%, Công nghiệp: 26.4%, Dịch vụ: 56.4% (2011 est.)
Mức lạm phát (CPI)
CPI: 9.31%, WPI: 4.7% (4-2013)
Dân số nghèo
29.8% (2010)
Hệ số Gini
Lực lượng lao động
498,4 triệu (2012 est.)
Lao động theo ngành
Nông nghiệp: 53%, Công nghiệp: 19%, Dịch vụ: 28% (2011 est.)
Tỷ lệ thất nghiệp
3.8% (2011 ước tính)
Lương bình quân
1.410 USD/năm (2011)
Các ngành công nghiệp
Dệt may, hóa học, chế biến thực phẩm, thép, phụ tùng ô tô, xi măng, khai khoáng, dầu hỏa, máy móc, phần mềm , dược phẩm
Mức dể kinh doanh
Hạng 132 (năm 2012)
Đối ngoại
Xuất khẩu
309,1 tỷ USD (2012 ước tính)
Hàng hóa xuất khẩu
Sản phẩm dầu hỏa, đá quí, máy móc, sắt thép, hóa chất, xe cộ, quần áo
Thị trường xuất khẩu
Á Rập thống nhất:12.7%; Mỹ: 10.8%; Trung Quốc: 6.2%; Singapore: 5.3%;
Hong Kong: 4.1% (2011 ước tính)
Nhập khẩu
500,3 tỷ USD (2012 ước tính)
Hành hóa nhập khẩu
Dầu khoáng, đá quí thô, máy móc, phân bón, hóa chất, sắt thép
Nhập khẩu từ các nước
Trung Quốc: 11.9%
Á Rập thống nhất: 7.7%
Switzerland: 6.8%
Á Rập Saudi : 6.1%
Mỹ: 4.9% (2011 ước tính)
Đầu tư nước ngoài (FDI)
47 tỷ USD (2011-2012)
Nợ nước ngoài
299,2 tỷ USD (31-11-2012)
Tài chính công
Nợ công
67.59% of GDP (2012 ước tính)
Cán cân thanh toán
5.2% GDP (2011-2012)
Doanh thu
171.5 tỷ USD (2012 ước tính)
Chi phí
281 tỷ USD (2012 ước tính)
Viện trợ kinh tế
2.107 tỷ USD (2008)
Xếp hạng
Ổ định (do Standard & Poor's)
Dự trữ ngoại hối
295.29 tỷ USD (10- 2012)






















































III-Nền nông nghiệp Ấn Độ

*Tổng quan

Các khu vực cây trồng chính ở Ấn Độ
 R:Lúa, W:Lúa mì , J:Cao lương , B: Cây kê
Ấn Độ đã phát huy cuộc cách mạng xanh từ hơn 60 năm qua. Tuy nhiên chỉ mới đạt khoảng 30-60% tiềm năng năng suất cây trồng bình quân trên toàn thế giới. Ngoài ra, tổn thất sau thu hoạch do cơ sở hạ tầng kém và mạng lưới bán lẽ ở Ấn Độ chưa hoàn thiện nên còn gây tổn thất lương thực, thực phẩm sau thu hoạch còn rất cao.
Theo thống kê của FAO (2010) Ấn Độ là nước sản xuất lớn nhất thế giới về các loại nông sản: trái cây và rau quả, sữa , các loại gia vị chủ yếu, các loại thịt tươi, đay, lương thực thực phẩm, một số mặt hàng chủ lực như Kê (millets) và hạt giống thầu dầu.
Ấn Độ là nước sản xuất lớn thứ hai trên thế giới về lúa mì  gạo, lớn thứ hai hoặc thứ ba về trái cây sấy khô , nguyên liệu dệt từ nông nghiệp, rễ  củ cây xung, dừa , mía, rau  , trứng. 
Ấn Độ được xếp hạng trong năm nhà sản xuất lớn nhất thế giới của hơn 80% các mặt hàng nông sản, trong đó có nhiều cây công nghiệp như cà phê  bông. Ấn Độ cũng là một trong năm nhà sản xuất lớn nhất thế giới về gia súc và thịt gia cầm, với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất như trong năm 2011.
Trong năm tài chính kết thúc tháng 6 năm 2011, với một mùa mưa bình thường, nông nghiệp Ấn Độ thực hiện một sản lượng kỷ lục với 85,9 triệu tấn lúa mì, tăng 6,4% so với năm trước. Sản lượng gạo ở Ấn Độ cũng đạt mức kỷ lục mới đạt 95,3 triệu tấn, tăng 7% so với năm trước đó. Đậu lăng và nhiều cây nông sản lương thực khác cũng tăng so với năm trước. Nông dân Ấn Độ đã sản xuất được khoảng 71 kg lúa mì và 80 kg gạo cho mỗi đầu người trong năm 2011. Cung cấp gạo bình quân đầu người ở Ấn Độ cao hơn so với mức tiêu thụ bình quân đầu người tại Nhật Bản.
Đến năm 2011, nông nghiệp Ấn Độ đã chiếm khoảng 16% GDP và 10% kim ngạch xuất khẩu. Diện tích đất canh tác là 159.700.000 ha (394.600.000 mẫu Anh), đứng thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ. Tổng diện tích có tưới là 82.600.000 ha (215.600.000 mẫu Anh), đứng số một trên thế giới. Ấn Độ đã phát triển để trở thành một trong ba nhà sản xuất toàn cầu hàng đầu của một loạt các loại cây trồng như lúa mì, gạo, đậu, bông, đậu phộng, trái cây và rau. 
Ấn Độ xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn lúa mì và 2,1 triệu tấn gạo trong năm 2011 đến Châu Phi, Nepal, Bangladesh và các khu vực khác trên thế giới.
Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là một trong số những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất ở Ấn Độ. 
Từ năm 1990 đến năm 2010, Ấn Độ thu hoạch cá tăng gấp đôi, trong khi nuôi trồng thủy sản tăng gấp ba lần. Trong năm 2008, Ấn Độ là nhà sản xuất lớn thứ sáu trên thế giới khai thác thủy sản biển và nước ngọt, và lớn thứ hai về sản xuất cá nuôi. Ấn Độ xuất khẩu 600.000 tấn sản phẩm cá đến gần một nửa của tất cả các nước trên thế giới.
Trong năm 2011, Ấn Độ là nước có những đàn trâu và bò, sản xuất sữa, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng và khai thác thủy lớn nhất thế giới.
*Top 20 sản phẩm nông nghiệp chính của Ấn Độ

Sản phẩm Nông nghiệp ở Ấn Độ theo giá trị kinh tế (2009)
Xếp hạng
Sản xuất
Giá trị
kinh tế 2009
Đơn giá
Năng suất TB (2010)
Năng suất cao nhất TG
(2010)


Triệu USD
USD/kg
(Tấn/ha)
(Tấn/ha)
Quốc gia
1
Lúa
38.420
0,27
3.3
10,8
2
Sữa trâu
24.860
0.4
1,7 
1.9 
3
Sữa bò
17.130
0,31
1.2 
10.3
4
Lúa mì
12.140
0,15
2.8
8,9
5
Xoài
9.000
0.6
6.3
40,6
6
Mía
8.920
0.03
66
125
7
Chuối
8.380
0,28
37,8
59,3
8
Bông
8.130
1.43
1.6
4.6
9
Rau quả tươi
5.970
0.19
13,4
76,8
10
Khoai tây
5.670
0,15
19,9
44.3
11
Cà chua
4.590
0,37
19,3
524,9
12
Thịt trâu
4.000
2.69
0,138
0,424
13
Đậu nành
3.330
0,26
1.1
3.7
Thổ nhĩ kỳ
14
Hành tây
3.170
0.21
16,6
67,3
15
Thịt gà
3.120
0.64
10.6
20.2
16
Đậu xanh
3.110
0.4
0.9
2.8
17
Đậu bắp
3.070
0,35
7,6
23,9
18
Thịt gia súc
2.930
0.83
13,8
24,7
19
Trứng
2.800
2.7
0.1
0.42 
20
Đậu
2.570
0.42
1.1
5.5

IV-Tình hình sản xuất cây lúa ở Ấn Độ

Chuẩn bị ruộng cấy lúa ở Ấn Độ
Lúa là cây trồng ưu việt của Ấn Độ, và là lương thực chính của người dân của miền đông  miền nam nước này. Ấn Độ là một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới về gạo trắng và gạo màu, chiếm 20% tổng sản lượng gạo thế giới. 
Ở ấn Độ lúa được trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo khu vực. Phương pháp trồng lúa truyền thống dựa vào thủ công là chủ yếu vẫn được phổ biến ở Ấn Độ.
Lúa được xem là cây trồng chủ ven biển Ấn Độ và ở một số vùng của miền đông Ấn Độ, nơi mùa hè có gió mùa có lượng mưa nhiều và nhiệt độ cao.
Các vùng trồng lúa chủ yếu ở Ấn Độ được phân bố ở đồng bằng châu thổ sông Kaveri , sông Krishna , sông Godavari  sông Mahanadi với hệ thống thủy lợi được phát triển. Đồng thời cây lúa cũng được trồng nhiều ở dải ven biển phía tây, dải ven biển phía đông, bao gồm các vùng đồng bằng Assam, xung quanh vùng đồi núi thấp ở khu vực Terai - dọc theo dãy Himalaya thuộc các bang như Tây Bengal , Bihar , miền đông Uttar Pradesh , phía đông Madhya Pradesh , miền bắc bang Andhra Pradesh   Orissa. 
Một số vùng của Ấn Độ như ở bang Tây Bengal , Assam , Orissa  Bihar đã trồng phổ biến hai vụ lúa mỗi năm. Ở các bang phía tây Ấn Độ như Uttar Pradesh , Punjab  Haryana nơi có nguồn nước mưa dồi dào trong mùa hè cũng được dùng để trồng lúa. Ở miền Tây-bắc rất lạnh trong mùa đông không thích hợp cho cây lúa. Những ruộng lúa đồi bậc thang từ Kashmir tới Assam cũng được phát triển để trồng lúa nhằm giải quyết lương thực tại chổ.
Trong niên vụ 2011-2012 Ấn Độ đã sản xuất được 259.320.000 tấn lương thực. Trong đó đã đạt kỷ lục sản xuất được 155,7 triệu tấn lúa, tương đương 105,3 triệu tấn gạo.
Bộ Nông nghiệp Ấn Độ cũng đã điều chỉnh tăng tổng dự lương thực trong năm 2013 dự kiến ​​sẽ đạt khoảng 255.360.000 tấn, tăng khoảng 5.220.000 tấn hay khoảng 2% so với năm 2012.
Dự tính trong niên vụ 2012-2013 Ấn Độ chỉ đạt 104.220.000 tấn gạo. Nhưng nước này đã xuất khẩu khoảng 10,3 triệu tấn gạo, đang dẩn đầu các nước xuất khẩu gạo.
Các bang ở Ấn Độ đã sản xuất gạo xay trong các niên vụ 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011 gồm có:

Bang/Vùng
Niên vụ
2008-2009
Niên vụ
2009-2010
Niên vụ
2010-2011

(tấn)
(tấn)
(tấn)
Andhra Pradesh
14.241.000
10.514.000
8.645.000
Arunachal Pradesh
163.900
#
#
Assam
4.008.500
3.796.700
3.115.900
Bihar
5.590.300
3.620.700
3.069.600
Chattisgarh
4.391.800
4.110.400
5.293.800
Goa
123.300
#
#
Gujarat
1.303.000
1.292.000
1.427.00
Haryana
3.298.000
3.625.000
3.738.000
Himachal Pradesh
118.300
105.200
113.500
Jammu & Kashmir
563.100
497.400
497.400
Jharkhand
3.420.200
1.491.000
791.700
Karnataka
3.802.000
3.512.000
3.193.200
Kerala
590.300
625.100
474.100
Madhya Pradesh
1.559.700
1.260.600
1.596.900
Maharashtra
2.284.000
2.212.000
3.220.700
Manipur
397.000
#
#
Meghalaya
203.900
#
#
Mizoram
46.000
#
#
Nagaland
345.100
#
#
Orissa
6.812.700
6.895.000
5.661.000
Punjab
11.000.000
11.236.000
11.000.000
Rajasthan
241.100
228.300
238.300
Sikkim
21.700
#
#
Tamil Nadu
5.182.700
6.024.000
5.400.400
Tripura
627.100
#
#
Uttar Pradesh
13.097.000
10.792.100
12.202.400
UttaraKhand
582.000
614.000
628.000
West Bengal
15.037.200
14.881.700
8.320.000
A & N Islands
22.100
#
#
D & N Haveli
23.400
#
#
Delhi
31.400
#
#
Daman & Diu
3.800
#
#
Pondicherry
50.800
#
#
Các bang khác
NA
1.794.100
1.785.400
Cả nước
99.182.400
89.127.300
80.412.300
Số liệu diện tích, năng suất và sản lúa của Ấn Độ từ năm 1961 đến 2011

Năm
Diện tích
Năng suất
Sản lượng

(ha)
Kg/ha
Tấn
1961
34.694.000
1.541,9
53.494.500
1965
35.470.000
1.293,6
45.883.500
1970
37.591.700
1.684,9
63.337.800
1975
39.475.400
1.858,2
73.352.000
1980
40.151.500
2.000,2
80.312.000
1985
41.137.200
2.329,2
95.817.700
1990
42.686.600
2.612,5
111.517.000
1995
42.800.000
2.697,2
115.440.000
2000
44.712.000
2.850,8
127.465.000
2001
44.900.000
3.115,8
139.900.000
2002
41.176.100
2.616,3
107.730.000
2003
42.592.500
3.117,7
132.789.000
2004
41.906.700
2.975,6
124.697.000
2005
43.659.800
3.153,7
137.690.000
2006
43.810.000
3.175,9
139.137.000
2007
43.910.000
3.292,4
144.570.000
2008
45.537.400
3.250,9
148.036.000
2009
41.918.300
3.236,6
135.673.000
2010
42.862.400
3.358,7
143.963.000
2011
44.100.000
3.530,6
155.700.000
Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2013 | 03 July 2013

Tài liệu cần đọc thêm

                                                                                               Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo