Cây lúa trong hệ thống phân loại thực vật


CÂY LÚA TRONG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI THỰC VẬT

1-Hệ thống phân loại thực vật của cây lúa


Cây lúa (Oryza spp.) là một trong năm loại cây lương thực hàng đầu thế giới, cùng với ngô (Zea mays L.), lúa mì (Triticum sp.), sắn (Manihot esculenta Crantz) và khoai tây (Solanum tuberosum L.).
Về phân loại thực vật, cây lúa thuộc:
Giới (kingdom/regnum):
Thực vật (Plantae).
Ngành (phyla):
Thực vật có hoa (Angiospermae).
Lớp (class):
Thực vật một lá mầm (Monocots).
Bộ (ordo):
Hòa thảo (Poales).
Họ (familia):
Hòa thảo (Poaceae).
Chi (genus)
Loài (species):
Lúa (Oryza).
Lúa Châu Á: Oryza sativa
Lúa Châu Phi: Oryza glaberima
Phân loài/thứ(sub species):
Lúa nhiệt đới: Oryza sativa var indica.
Lúa ôn đới: Oryza sativa var japonica.
Lúa rẩy: Oryza sativa var javanica.
=Oryza sativa var japonica nhiệt đới.

2-Họ hòa thảo (Poaceae)

Họ Hòa thảo hay Họ Lúa là một họ thực vật một lá mầm (lớp Monocots = Liliopsida), với danh pháp khoa học  Poaceae, còn được biết dưới danh pháp khác là Gramineae.
Trong họ này có khoảng 668 chi với khoảng 10.035 loài. Người ta ước tính rằng các đồng cỏ chiếm khoảng 20 % toàn bộ thảm thực vật trên Trái Đất. Họ Hòa thảo là họ thực vật quan trọng nhất đối với toàn bộ nền kinh tế của loài người, bao gồm cả các bãi cỏ tự nhiên và cỏ trồng cho chăn nuôi gia súc cũng như là nguồn lương thực chủ yếu (ngũ cốc) cho toàn thế giới, hay các loại tre, trúc được sử dụng rộng rãi ở Châu Á trong xây dựng nhà ở nông thôn.
Họ hòa thảo trước đây được cho là đã tiến hóa vào khoảng 55 triệu năm trước, khi người ta căn cứ vào các mẫu hóa thạch đã có. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây nhất về các loại thực vật hóa thạch đến 65 triệu năm tuổi, bao gồm các tổ tiên của lúa  tre trong phân hóa đá của khủng long thời kỷ Phấn trắng , đã đặt sự đa dạng của các loài cỏ hòa thảo có ở thời kỳ sớm hơn.

3-Chi lúa (Oryza)

Chi Lúa (Oryza) là một Chi với khoảng 20 loài thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) nằm trong Phân họ Oryzoideae, có nguồn gốc ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Á  Châu Phi. Chúng là các loài cây thân thảo cao, ưa sống ở những vùng ẩm ướt, có thể cao từ 1-2 m hoặc hơn. Chi này bao gồm cả những loài sống lâu năm và một năm. Chi lúa có nguồn gốc từ Châu Á và Châu Phi, trong đó có một loài lúa tẻ (Oryza sativa) là cây lương thực có tầm quan trọng toàn cầu.
Chi lúa là loại cây lương thực có sản lượng đứng hàng thứ 5 trên thế giới, chủ yếu giải quyết lương thực cơ bản cho khoảng 50% dân số thế giới.

4- Các loài úa trồng (Oryza sativa và Oryza glaberrima)

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Lúa trồng thuộc hai loài (Oryza sativa  Oryza glaberrima) trong Họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Châu Á  Châu Phi. Hai loài này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ bởi con người.
Lúa trồng là các loài thực vật sống một năm, có thể cao tới 1-2 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp bản (1-2,5 cm) và dài 30-100 cm. Các hoa nhỏ tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 20-40 cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5-12 mm và ngang 2-3 mm.
Cây lúa non được gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt gọi là ruộng mạ, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Hình thức xôm lổ bỏ hạt còn phổ biến ở vùng cao.
Sản phẩm thu được từ cây lúa là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám , tấm  trấu. Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn ½ dân số thế giới (chủ yếu ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La tinh), điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất. Trong tiếng Anh, từ rice (lúa, gạo) có nguồn gốc từ arisi trong tiếng Tamil.

5-Loài lúa trồng Châu Á (Oryza sativa ).

Oryza sativa, thường được gọi  lúa Châu Á, là loài thực vật được biết đến trong khoa học như là loài ngũ cốc có hệ gen nhỏ nhất gồm 430 Mb trên 12 nhiễm sắc thể. Nó nổi tiếng là dễ dàng để biến đổi gen và là loại thực vật mô hình cho sinh học ngũ cốc.
Oryza sativa chứa hai phân loài lớn, thứ (var.) Japonica hoặc Sinica hạt to và ngắn, phát triển ở vùng khí hậu ôn đới và thứ (var.) indica hạt dài, phát triển ở vùng nhiệt đới Châu Á. 
Giống O. Sativa var japonica thường được trồng trong các khu vực khô, vùng Đông Á ôn đới, các vùng cao của khu vực Đông Nam Á và các sơn nguyên có độ cao ở Nam Á, trong khi giống O. Sativa var indica chủ yếu là trồng ở vùng đồng bằng.
Lúa phát triển chủ yếu ở ruộng ngập nước, trong suốt vùng nhiệt đới Châu Á. Gạo có nhiều màu sắc, bao gồm: trắng, nâu, đen, tím và đỏ. Trong đó giống lúa cho gạo trắng được trồng chủ yếu.
Một phân loài thứ ba có hạt to và hơi tròn phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt đới, đã được xác định dựa trên hình thái học và ban đầu được gọi là O. Sativa var javanica, nhưng ngày nay được gọi là O. Sativa var  japonica nhiệt đới. Hiện còn được trồng ở ruộng bậc thang trên triền núi Cordillera ở miền bắc đảo Luzon, Philippines.

6-Giống lúa trồng Châu Phi (Oryza glaberrima).

Oryza glaberrima, thường được gọi là lúa Châu Phi, là một loài lúa thuần, ít phổ biến và ít nổi tiếng hơn so với giống lúa Châu Á (Oryza sativa). Lúa Châu Phi được xác định đã thuần hóa 3.000-4.000 năm trước đây trong nội địa vùng đồng bằng sông Niger Thượng. Ở Mali tổ tiên hoang dại của lúa trồng Châu Phi là giống Oryza barthii .
Loài lúa Châu Phi được trồng chủ yếu ở Tây Phi, và cho thấy một số đặc điểm tiêu cực so với lúa Châu Á (O. sativa) như hạt giòn dể vở, và chất lượng xay xát kém. Quan trọng hơn, nó luôn cho sản lượng thấp hơn so với O. sativa, nhưng lúa Châu Phi thường cho thấy khả năng chịu biến động trong độ sâu của nước, ngộ độc sắt, đất vô sinh, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và sự chăn sóc kém của của con người, kháng nhiều loài sâu bệnh và tuyến trùng (Heterodera sacchari Meloidogyne sp.), kháng muỗi hành và một số virus gây hại lúa.
Loài lúa Châu Phi  (Oryza glaberrima) được trồng từ lâu trước khi người Châu Âu đến Châu lục này. Hiện nay, O. glaberrima đang được thay thế bởi loài lúa Châu Á Oryza sativa. Một số nông dân Tây Phi, bao gồm miền Nam Senegal, vẫn còn trồng lúa Châu Phi để sử dụng trong các nghi lễ. 
Các nhà khoa học từ Trung tâm lúa gạo Châu Phi dùng giống lúa Châu Phi lai với giống lúa Châu Á để tạo ra giống mới gọi là NERICA, (viết tắt của tên giống lúa mới cho Châu Phi). Giống mới này có ưu điểm của cả hai loài O. SativaO. Glaberrima. Thành công này mở ra con đường tái phát triển nghề trồng lúa ở Châu Phi.