Sản xuất nông nghiệp và cây lúa ở Cuba


SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CANH TÁC LÚA Ở CUBA

Bản đồ vị trí nước Cuba

Mô hình ruộng lúa Việt Nam trên nước Cuba

Giới thiệu về đất nước và con người Cuba

Cuba, Tên chính thức Cộng hòa Cuba, là một đảo quốc ở khu vực Caribbean, vùng tiếp giáp của vịnh Mexico và Đại Tây Dương. Nằm giữa vĩ độ  19° và 24°N.và kinh độ  74°  và 85°W.
Phía Bắc Cuba cách Hoa Kỳ 140 km, phía tây là vùng biển cách Bahamas và Mexico, phía nam cách quần đảo Cayman và Jamaica, phía đông nam cách Haiti và Dominican.
Quốc gia Cuba gồm hòn đảo chính và đảo lớn thứ hai là Isla de la Juventud (Đảo Thanh niên)  được bao quanh bởi bốn quần đảo nhỏ hơn là: quần đảo  Colorados ở phía biển tây bắc, quần đảo Sabana-Camagüey ở phía bắc, quần đảo Jardines de la Reina ở phía nam và quần đảo Canarreos ở phía tây Nam.
Hòn đảo chính dài là 1.199 km, chiếm hầu hết diện tích đất của Cuba (105.006 km2) và là hòn đảo lớn nhất trong các đảo ở Caribbean và diện tích thứ 16 trong các đảo lớn nhất trên thế giới. Đảo chính có địa hình tương đối bằng phẳng, có vùng núi Sierra Maestra phía đông nam với đỉnh cao nhất là Pico Turquino (1.975 m). 
Hòn đảo lớn thứ hai là Isla de la Juventud (Đảo Thanh niên) trong quần đảo Canarreos, với diện tích 3.056 km2(~ 305.600 ha).
Cuba có tổng diện tích đất 110.860 km2  (~ 11.086.000 ha).
Thủ đô là Havana và cũng là thành phố lớn nhất Cuba, thành phố lớn thứ 2 là Santiago de Cuba.
Cuba có khí hậu nhiệt đới, điều tiết bởi gió mậu dịch đông bắc thổi quanh năm. Nói chung có một mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4, và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình là 21°C vào tháng Giêng và 27°C vào tháng 7. Nhiệt độ nóng ấm  của vùng biển Caribê nên Cuba nằm chắn ngang lối gió vào vịnh Mexico nên thường hứng những cơn bão phổ biến nhất trong tháng 9 và tháng 10. Nhìn chung khí hậu ở Cuba khá giống khí hậu ở Miền Bắc việt Nam
Dân số Cuba có hơn 11 triệu người và là quốc đảo có diện tích lớn và đông dân nhất trong trong khu vực Caribbean.
Con người Cuba cũng đa sắc tộc, gồm gốc thổ dân Taino và Ciboney, gốc Châu Âu thời kỳ thuộc địa Tây Ban Nha, gốc Châu Phi thời kỳ mua bán nô lệ và con lai có các dòng máu trung gian.
Các dữ liệu về đất nước Cuba:
-Thủ đô (và là thành phố lớn nhất): Havana ( 23°8'N- 82°23'W ).
-Ngôn ngữ chính thức : tiếng Tây Ban Nha .
-Dân tộc : 65,1% da trắng, Châu Phi 10,1%, 24,8% nước da ngâm mgâm Mestizo.
-Chính phủ: đơn nhất  cộng hòa , nhà nước xã hội chủ nghĩa.
-Độc lập: từ Tây Ban Nha / Mỹ 
            -Tuyên bố: ngày 10/10/1868 từ Tây Ban Nha.
            -Cộng hòa: Ngày 20/5/1902 từ Hoa Kỳ.
            -Cách mạng Cuba: ngày 01/1/1959.
-Diện tích:
-Tổng số: 109.884 km2(~10.988.400 ha).
-Mặt nước nội địa (%): không đáng kể.
-Dân số (2010 tổng điều tra): 11.241.161; Mật độ: 102.3/km2  (hạng 106).
-GDP (PPP) 2010 dự kiến: Tổng số: 57,49 tỷ USD (hạng 68), bình quân đầu người: 9.900 USD (hạng 86).
-GDP (danh nghĩa) 2010 dự kiến: Tổng số: 57,49 tỷ USD (hạng 68); bình quân đầu người: 5.100 USD (hạng 90)
-HDI  (2011):  0,776 (cao) (hạng 51).
Cuba có tỷ lệ người lớn biết chữ 99,8%, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh  thấp  hơn so với một số nước phát triển, và tuổi thọ trung bình là 77,64. 
Trong năm 2006, Cuba là quốc gia duy nhất trên thế giới đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững của WWF, có diện tích đất tự nhiên bình quân đầu người ít hơn 1,8 ha và chỉ số phát triển con người trên 0,8 (khá cao) trong năm 2007.

Sản xuất nông nghiệp ở Cuba

Nông nghiệp Cuba  đã đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc gia hàng trăm năm qua. Nông nghiệp hiện tại đóng góp ít hơn 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhưng nó sử dụng khoảng 1/5 dân số làm việc. Khoảng 30% đất của cả nước được sử dụng cho việc trồng trọt.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, khu vực nông nghiệp Cuba vốn ảnh hưởng Liên Xô phải đối mặt với thời kỳ mới rất khó khăn, nhất là bị cô lập và cấm vận của Mỹ và đồng minh trong khối NATO. 
Trong giai đoạn sau này, Cuba phải dựa vào phương pháp canh tác bền vững, giảm sử dụng phân bón hóa học. Sản xuất nông nghiệp giảm 54% trong thời kỳ từ năm 1989 đến 1994. Chính phủ Cuba chủ trương đa dạng hóa nông nghiệp sinh học và tăng cường nâng cao chất lượng hạt giống cho nông dân.
Trong những năm 1990, Chính phủ Cuba ưu tiên sản xuất lương thực và đặt trọng tâm vào các nông dân sản xuất nhỏ. Trong năm 1994, Chính phủ đã cho phép nông dân bán sản phẩm thặng dư của họ ra thị trường, xóa bỏ dần sự sự độc quyền phân phối lương thực do Nhà nước quản lý.
Do bị bao vây và cấm vận của các thế lực thù địch nên Cuba thiếu hụt trầm trọng nguồn phân bón, thuốc BVTV và các phương tiện cơ giới hóa sản xuất, ngành nông nghiệp hữu cơ đóng góp vai trò quan trọng trong tình thế thiếu hụt này nhưng không đáp ứng nổi nhu cầu tiêu dùng nông sản trong nước.
Ngành nông nghiệp không hiệu quả của Cuba đã dẫn đến sự cần thiết phải nhập khẩu số lượng lớn thực phẩm. Khoảng 80% thực phẩm thông qua phân phối công cộng theo chế độ bao cấp. Cuba chỉ sản xuất được khoàng 16% nhu cầu lương thực trong nước.
Nông nghiệp đô thị
Do thiếu hụt nhiên liệu trong công nghiệp và giao thông vận tải, để đáp ứng cấp bách nhu cầu lương thực và thực phẩm. Cuba cũng chú ý phát triển nông nghiệp đô thị. Năm 2002, khoảng 14.000 ha (35.000 mẫu Anh) của vườn đô thị đã sản xuất được 3,4 triệu tấn lương thực. Trong khi diện tích trồng lúa trong các khu vực truyền thống giảm năng suất trầm trọng do thiếu vật tư và khí hậu bất lợi.
Năm 2003, hơn 200.000 người Cuba làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp đô thị mở rộng. Ước tính hiện tại nông nghiệp đô thị ở Cuba đã lên đến 33.000 ha (~ 81.000 mẫu Anh.
Ở thủ đô Havana, 90% sản phẩm tươi của thành phố đến từ các trang trại nhà vườn đô thị và các khu vườn. 
Sản phẩm cây trồng chính ở Cuba
Đường: Cho đến những năm 1960, Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 33% sản lượng đường từ Cuba. Tuy nhiên, trong thời kỳ bị Mỹ cấm vận sản xuất đường trong  các nhà máy mía đường ở Cuba  đã giảm từ khoảng 8 triệu tấn (1960) còn khoảng 3,2 triệu tấn trong những năm 1990s.
Thuốc lá: Cuba là nước sản xuất thuốc lá lớn thứ 2 trên thế giới. Diện tích và sản lượng thuốc lá trồng ở Cuba không thay đổi lớn từ những năm 1960s đến 1990s. Xì gà Cuba là sản phẩm nổi tiếng nhất thế giới và gần như toàn bộ sản phẩm Xì gà sản xuất được dành cho xuất khẩu.Trung tâm sản xuất thuốc lá ở Cuba  tỉnh Pinar del Río. 
Thuốc lá là nguồn thu nhập ngoại tệ lớn thứ ba của Cuba. Thu nhập có nguồn gốc từ xì gà được ước tính khoảng 200 triệu USD. Hai giống thuốc lá nổi tiếng được trồng ở Cuba là Corojo và Criollo. Khoảng 85% của  thuốc lá  được trồng ở Cuba được sản xuất bởi  Hiệp hội quốc gia của các  thành viên nông dân sản xuất nhỏ .
Gạo: Đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống ở Cuba. Gạo Cuba chủ yếu được trồng dọc theo bờ biển phía Tây với hai vụ mỗi năm. Phần lớn các trang trại lúa là trang trại nhà nước hoặc thuộc về các hợp tác xã.
Cuba là nước nhập khẩu gạo chính ở Châu Mỹ Latin. Hàng năm nhập khẩu khoảng 500.000 tấn gạo xay.
Cây có múi: Cuba là nhà sản xuất lớn thứ ba thế giới về cây có múi. Trong đó cam 60%, bưởi 36%. Trong sản xuất cây có múi được đầu tư nước ngoài đầu tiên ở Cuba vào năm 1991. Doanh nghiệp từ Israel trong sản xuất và chế biến cây có múi ở khiu vực Jagüey Grande , khoảng 140 km về phía đông thủ đô Havana, đã chính thức được công nhận. Các sản phẩm chủ yếu là thị trường Châu Âu dưới tên thương mại là Cubanita . 
Khoai tây: Lượng tiêu thụ bình quân đầu người của  khoai tây ở Cuba là 25 kg/người/mỗi năm. Khoai tây được tiêu thụ chủ yếu là  khoai tây chiên kiểu Pháp. Vùng sản xuất khoai tây (trong tổng số 15.000 ha ~ 37.000 mẫu Anh) được tập trung ở một phần của phía Tây Cuba. Giống khoai tây chính được trồng là Desiree. Một phần khoai tây giống được sản xuất tại địa phương. Hàng năm phải nhập khoảng 40.000 tấn khoai tây giống từ Brunswick, Canada  Hà Lan.
Sắn: Khoảng 110.000 ha (~260.000 mẫu Anh) được trồng  sắn. Sắn bắt nguồn từ Mỹ Latin và khu vực Caribbean và được trồng ở hầu hết các quốc gia trong khu vực. Cuba là nhà sản xuất lớn thứ hai về cây sắn ở Nam Mỹ với sản lượng 300.000 tấn (năm 2001). Tuy nhiên, năng suất mỗi ha thấp nhất so với các quốc gia khác trong vùng Caribbean.
Hầu hết sản phẩm sắn sản xuất ở Cuba được xử dụng tươi để làm lương thực độn gạo và một phần chế biến dạng sorbital công nghiệp ở một nhà máy ở trung tâm Cuba.
Trái cây nhiệt đới : Chuối   chuối lá chiếm hơn 70% sản lượng trái cây. Trong đó chuối 47% và chuối lá (dạng rong giềng ở Việt Nam) trong đó chuối chiếm47% chuối và chuối nước 24%, chủ yếu được tiêu dùng tại địa phương.
Các loại trái cây nhiệt đới khác, sản xuất tại Cuba xoài , đu đủ , dứa ,  , ổi , dừa , và mãn cầu (anonaceae=đường táo gia đình).      
Bảng sau đây chỉ ra sản lượng và giá trị của 20 sản phẩm nông nghiệp quan trọng ở Cuba trong năm 2010:

Hạng
Sản phẩm
Giá trị
(1.000 USD)
Ghi chú
Sản lượng
(tấn)
Ghi chú
1
Đường mía
343377
*
11300000

2
Thịt lợn
264919
*
172334
Fc
3
Sữa bò tươi
196442
*
629500

4
Cà chua
191065
*
517000

5
Thịt Gia súc
171152
*
63357
Fc
6
Xoài, măng cụt, ổi
121985
*
203591

7
Gạo, lúa
116851
*
454400

8
Trái cây tươi
99739
*
285758

9
Chuối
97288
*
485800

10
Trứng gà, vỏ
88678
*
106920

11
Rau quả tươi
73954
*
804453

12
Khoai mỡ
63450
*
395781

13
Chuối nước
63160
*
249200

14
Gà thịt
47884
*
33617
F
15
Đậu, khô
46319
*
80400

16
Đu đủ
38512
*
135700

17
Cam
34451
*
178263

18
Sắn
33898
*
405619

19
Lá thuốc lá thô
32652
*
20500

20
Bưởi
30951
*
137660

Ghi chú: *con số không chính thức [] dữ liệu chính thức; F: FAO ước tính; Fc: Calculated dữ liệu
Nguồn: FAOSTAT | 14 May 2012

Tình hình trồng lúa ở Cuba

Thực trạng
Trong lịch sử, thực phẩm Cuba phụ thuộc rất nhiều vào cây lương thực lấy củ như sắn, khoai tây…chuối và gạo.
Cây lúa được trồng ở Cuba có lịch sử trên 300 năm, khi thực dân người Tây Ban Nha mang các giống lúa Châu Phi (Oryza glaberrima) và mua nô lệ từ Tây Phi về khai khẩn các đồn điền trồng lúa ở Nam Mỹ.
Loài lúa Châu Phi còn tồn tại đến cuối thế kỷ 19 và trong thế kỷ 20 được thay dần bởi các giống lúa mùa Châu Á (Oryza sativa) có phẩm chất gạo tốt hơn.
Kể từ thập kỷ 1970s Cuba đã trồng các giống lúa cải tiến hai vụ trong năm với năng suất đã đạt trên 3 tấn/ha.
Ngày nay gạo đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống ở Cuba. Lúa được trồng chủ yếu dọc theo đồng bằng thuộc bờ biển phía Tây, mỗi năm trồng hai vụ.
Phần lớn các trang trại lúa do nhà nước quản lý hoặc thuộc về các hợp tác xã.
Trong năm 2003, Cuba đã trồng lúa được 204.600 ha, năng suất bình quân là 3,498.5 kg/ha, tổng sản lượng lúa 715.800 tấn.
Mặc dù vào cuối năm 2003, tám tỉnh của Cuba đã báo cáo bắt đầu các thử nghiệm với chương trình phát triển cây lúa SRI với mức tăng năng suất trung bình tăng 71%.
Hội thảo Nông nghiệp đô thị toàn quốc đã được tổ chức ngày 21/11/2007 tại Havana, Cuba, với mục đích thúc đẩy SRI ở Cuba. Chương trình đã chọn 2 thành phố lớn và ở 14 tỉnh để bắt đầu mở rộng trong tháng 12/2007.
Mặc dù ở ruộng trình diễn năng suất lúa tăng đáng kể. Các lô thử nghiệm có nơi đạt đến 10 tấ/ha so với trung bình ruộng đối chứng là 4,2 tấn/ha/vụ. Cho thấy các giống lúa cải tiến cao sản có khả năng cho năng suất cao ở Cuba.
Tuy nhiên trong thực tế khó thực hiện trong ruộng nông dân do sự thiếu vật tư và cơ giới hóa trong trồng lúa nên Cuba là nước nằm trong danh sách năng suất lúa thấp nhất thế giới.
Trong năm 2010 Cuba trồng được 176.423 ha lúa, năng suất bình quân là 2,575.6 kg/ha và tổng sảnlượng lúa là 454.400 tấn (theo FAOSTAT năm 2012).
Cuba là nước nhập khẩu gạo chính ở vùng Caribbean, hàng năm nhập khẩu khoảng 500 000 tấn gạo xay. Sản xuất lúa ở Cuba bị hạn chế do tình trạng thiếu nước tưới và thiếu điều kiện thâm canh như phân bón, thuốc BVTV và cơ giới hóa. Năng suất lúa Cuba thấp xa so với năng suất bình quân thế giới (4.373,6 kg/ha) và so với khu vực Nam Mỹ (4.593,7 kg/ha).
Bảng sau đây so sánh năng xuất và sản lượng lúa ở các khu vực thuộc Châu Mỹ

Khu vực
Năm 1961
Năm 2000
Năm 2010

Diện tích
(ha)
Năng suất
(kg/ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Năng suất
(kg/ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Năng suất
(kg/ha)
Sản lượng
(tấn)
Thế giới
115365147
18693
215646626
154059904
38904
599355455
153652007
4.373,6
672015587
Châu Mỹ
5.149.226
2.053,0
10.571.101
7.607.226
42108
32.032.396
7.308.591
5.085,8
37.170.221
--Bắc Mỹ
643.000
3.822,7
2.458.000
1.229.850
70397
8.657.820
1.462.950
7.537,5
11.027.000
--Trung Mỹ
346.760
1.684,5
584.129
360.502
33965
1.224.453
332.168
3.799,6
1.262.106
--Vùng Caribbean
248.227
1.582,0
392.701
374.344
33939
1.270.478
423.324
3.540,1
1.498.624
--Nam Mỹ
3.911.239
1.824,6
7.136.271
5.642.530
37004
20.879.645
5.090.149
4.593,7
23.382.492
Nguồn: FAOSTAT-2012

Việt Nam và Trung Quốc giúp Cuba trồng lúa

Chính quyền Cuba  dự định đầu tư nhiều triệu dollar để nâng cao sản lượng lúa - một trong những cây lương thực chính trên hòn đảo này. Hiện nay năng xuất cây trồng ngũ cốc không đủ đáp ứng nhu cầu nội địa, do đó La Havana buộc phải mua gạo của nước ngoài. Tổng sản lượng lúa gạo hàng năm chỉ đạt chừng 400 nghìn tấn, tức là khoảng 60% yêu cầu của cư dân. Ở Cuba, gạo nằm trong hệ thống phân phối lương thực-thực phẩm theo tem phiếu.
Tương ứng với chiến lược do Bộ Nông nghiệp hoạch định, Chính phủ Cuba dự kiến đầu tư vào ngành này khoảng 450 triệu dollar từ nay đến năm 2016.  Khoản tiền rót vào lĩnh vực sản xuất lúa gạo năm nay ước tính là 108 triệu dollar, - như các phương tiện truyền thông địa phương dẫn lời Bộ trưởng Nông nghiệp Lazaro Diaz. Số kinh phí này sẽ được sử dụng để mua các máy móc nông nghiệp hiện đại và cải thiện cơ sở hạ tầng hiện có, đặc biệt ưu tiên cho máy sấy hạt tại 152 địa phương. Theo số liệu gần đây nhất,  khoảng 80% tổng khối lượng sản xuất gạo  trên đảo là phần đóng góp của các Hợp tác xã và các nông trại. Dự kiến là trong khuôn khổ chương trình của Chính phủ, đến giúp đỡ nhà nông Cuba sẽ có các chuyên gia từ Trung Quốc và Việt Nam.

Việt nam huấn luyện nông dân Cuba trồng lúa

Cuba mở rộng kế hoạch đến 40.000 ha trang trại thử nghiệm nhờ các chuyên gia và nông dân sản xuất giởi từ Việt Nam để huấn luyện nông dân Cuba trồng lúa (theo các phương tiện truyền thông chính thức cho biết).
Với những kết quả tích cực của các dự án hợp tác, một giai đoạn mới hiện đang được triển khai. (theo một quan chức Bộ Nông nghiệp Cuba trong báo Prensa Latina).
Cho đến nay chương trình đã có "kết quả cụ thể trong các lĩnh vực tư vấn, trình diễn và sản xuất" người đứng đầu của phía dự án Việt Nam tại Cuba, Bùi Văn Dương, cho biết.
Hợp tác song phương trong lĩnh vực này đã được đưa ra trong năm 2002, lần đầu tiên thực hiện ở phía đông tỉnh của Granma và sau đó đã được mở rộng đến các khu vực khác trên đảo. Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo chính sang nước Cuba (Theo các quan chức chính phủ Cuba).
Cuba sản xuất hơn 400,000 tấn gạo hàng năm, tức khoảng 60% của tổng số lượng tiêu thụ ở nước này. Gạo là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống hàng ngày của người dân Cuba.
Mỗi người trong 11,2 triệu dân Cuba tiêu thụ trung bình 11 kg gạo mỗi tháng, hoặc hơn 60 kg (130 pound) một năm, hoặc khoảng 600.000 tấn, theo số liệu chính thức. 
Sau đây cho thấy diện tích (ha), năng suất (kg/ha) và tổng sản lượng lúa ở Cuba từ năm 1961 đến 2010:

Năm
*
Diện tích
(ha)

Năng suất
(kg / ha)

Sản lượng lúa
 (Tấn)
1961
150.000

1.379,4
Fc
206.908
1965
38.000
*
1.446,6
Fc
54.970
1970
195.300

1.917,7
Fc
374.523
1975
178.200

2.506,8
Fc
446.710
1980
147.354

3.242,8
Fc
477.834
1985
159.200

3.293,5
Fc
524.320
1990
154.896

3.058,0
Fc
473.673
1995
154.700

2.560,4
Fc
396.100
1996
233.128

2.457,4
Fc
572.900
2000
200.110

2.762,5
Fc
552.800
2001
183.855

3.268,9
Fc
601.000
2002
197.945

3.495,9
Fc
692.000
2003
204.600

3.498,5
Fc
715.800
2004
157.826

3.097,7
Fc
488.900
2005
127.197

2.890,0
Fc
367.600
2006
142.829

3.040,0
Fc
434.200
2007
136.099

3.230,0
Fc
439.600
2008
155.514

2.803,6
Fc
436.000
2009
215.751

2.612,3
Fc
563.600
2010
176.423

2.575,6
Fc
454.400
Ghi chú: *con số không chính thức [] dữ liệu chính thức; F: FAO ước tính; Fc: Calculated dữ liệu
Nguồn: FAOSTAT - 2012
Tài liệu tham khảo