Trồng lúa hoang: Nghề mới ở Mỹ và Canada
Zizania palustris L:
Một trong những giống lúa hoang của Mỹ
Thu hoạch lúa
hoang ở Mỹ
Giới thiệu tổng quan
Phân loại khoa học
Gới (Kingdom):
|
Thực vật (Plantae)
|
Không phân hạng (unranked):
|
Cây hạt kín (Angiosperms)
|
Không phân hạng (unranked):
|
Một lá mầm (Monocots)
|
Không phân hạng (unranked):
|
Commelinids
|
Bộ (Order):
|
Poales
|
Họ (Family):
|
Poaceae
|
Chi (Genus):
|
Zizania L.
|
Loài (Species)
|
|
Zizania
aquatica L.
Zizania
palustris L.
Zizania
texana Hitchc.
Zizania
latifolia (Griseb.) Turcz.ex Stapf
|
Các
loài lúa hoang thuộc Chi Zizania
Chi
lúa hoang Zizania, được đặt tên bởi Gronovius
ở Leyden (Hà Lan), trong chiến đi khảo sát
thực vật ở Virginia (Mỹ) bởi John Clayton,1739 (Aiken et al. 1988). Sau đó
(1753) Linnaeus đặt tên khoa học là loài Zizania aquatica L.
Có
4 species trong loài lúa hoang Zizania
gồm: Z. palustris L., Z. aquatica L., Z. texana Hitchcock, and Z. latifolia (Griseb.) Turcz. ex
Stapf. Ba loài trên cùng là các loài bản địa ở Mỹ và loài sau cùng ở Châu Á
phân bố ở Trung Quốc còn gọi là cây Niễng.
Các
loài lúa hoang thuộc Chi Zizania không
có liên quan gì với hai loài lúa trồng trên thế giới là Oryza sativa phổ biến
khắp thế giới và loài Oryza glaberrima còn được trồng rải rác ở Châu Phi.
Hai
loài Z. palustris và Z. aquatica là cây sống một năm và
loài Z. palustris là cây sống
lưu niên, chúng mọc hoang ở vùng đầm lầy “the Great Lakes” được thổ dân
Mỹ thu hoạch tự nhiên. Loài Z.
aquatica mọc hoang dọc triền sông St. Lawrence River, ở phía khu vực
bờ biển phía Tây và Đông Nam Hoa Kỳ thuộc bang Louisiana . Hạt của nó mảnh và thon, không
được thu hoạch làm lương thực vì không chín tập trung. Loài Z. texana phân bố hẹp ở bang Texas , có hạt mảnh và
cũng không được thu hoạch làm lương thực vì hạt để rụng. Các loài lúa hoang
thuộc Chi Zizania ở Bắc Mỹ có cấu
trúc di truyền với số nhiễm sắc thể 2n = 30; trong khi đó loài lúa
hoang Z. latifolia ở Trung Quốc
có số nhiểm sắc thể 2n = 34 (Aiken et al. 1988).
Ở Bắc Mỹ loài Zizania
palustris, được phát hiện đầu tiên trong vùng phía Tây và phía Bắc của đại
hồ Great Lakes bên cạnh một số loài lúa hoang khác có số lượng ít hơn. Loài Zizania aquatica tìm thấy mọc hoang trong các vùng đầm lầy từ New Jersey tới Florida .
Và loài Zizania texana tìm thấy ở dọc khu vực triền sông San Marcos River ở phía Bắc San Antonio, Texas. Cuối
cùng là loài Zizania latifolia có thể tìm thấy ở nhiều vùng khác nhau thuộc
Trung Quốc. Loài này đang được trồng ở phía Bắc Trung Quốc để lấy ngó như một loại rau sạch và dùng làm thuốc, cũng được xếp vào thực vật xâm nhập nguy hại ở New Zealand.
Lúa hoang được thổ dân Mỹ thu hoạch trong tự nhiên như lương
thực dùng cho nghi lễ và là một phần lương thực hàng ngày của họ vào mùa lúa
chín. Từ năm 1950, lúa hoang được chú ý nhằm mục tiêu khai thác kinh tế phục vụ
cho người ăn kiêng và là loại thức ăn đặc sản. Ngày nay lúa hoang ở Mỹ được các
công ty đầu tư sản xuất quy mô nhằm phục vụ cho khách du lịch và nghỉ dưỡng
trong các nhà hàng, khách sạn sang trọng.
Đồng thời với Mỹ, các công ty ở Canada cũng tổ chức trồng và thu
hoạch lúa hoang tử thiên nhiên để kinh doanh gạo và các sản phẩm từ gạo của lúa hoang
với giá cả béo bở.
Hiện nay xu thế của các nước đang phát triển đang tiếp cận
với thực phẩm chế biến công nghiệp như nhu cầu và mode hiện đại thì trái lại ở
Mỹ và Canada người ta ngán ngẩm thực phẩm chế biến công nghiệp và muốn tìm lại
nguồn thực phẩm an toàn thời thượng với giá cả cao vút nhưng họ chấp nhận vì muốn quay lại với thực phẩm tự nhiên và bảo trì sức khỏe do họ đã ăn quá nhiều thịt từ thực
phẩm công nghiệp.
Việc trồng lúa hoang ở Mỹ và Canada trở thành một nghề mới hấp
dẫn, đem lại lợi nhuận béo bở cho các công ty kinh doanh vì trồng lúa hoang
được thực hiện trên đất đầm lầy đã bỏ hóa lâu đời vì không thể trồng được cây
gì khác. Lực lượng lao động chính của nghề mới này là thổ dân Mỹ với giá lao
động rẽ cũng cải thiện phần nào đời sống vốn còn hoang dã của họ. Bên cạnh đó
nghề trồng lúa hoang ngày càng phát triển cũng thu hút một bộ phận lao động
nhập cư thất nghiệp ở Mỹ.
Lịch sử phát triển nghề trồng lúa hoang ở Mỹ
Lúa hoang ở Bắc Mỹ vốn sống ở các triền sông và vùng đầm lầy
thuộc những vùng bị bỏ hoang hoặc trong khu vực bảo tồn thực vật hoang dại. Chúng có thời
gian tồn tại trong tự nhiên khoảng 12.000 năm trở lại và vẫn còn giữ nguyên đặc
điểm sinh thái của chúng.
Các nhà thám hiểm Châu Âu khi tìm đến nước Mỹ trong thế kỷ
16 cũng đã từng dừng chân quanh đại hồ Great Lakes ở Bắc Mỹ và đã đặt nhiều tên
gọi khác nhau cho các loài lúa hoang ở đây như Manomin, Mahnomen và Manoomin.
Những tên này khác nhau liên quan đến văn hóa bản địa của các thổ dân nơi đây. Những
nhà thám hiểm người Pháp đầu tiên đến đây cũng đặt tên cho lúa hoang là Riz
Sauvage (lúa hoang) hay Folles Avoines (yến mạch hoang).
Các doanh nhân và các nhà thực vật học đã từng có ý tưởng
phát triển các giống lúa hoang ở Mỹ trở thành các giống lúa trồng cách nay
khoảng 100 năm (Steeves 1952). Các nhà thám hiểm Châu Âu đã từng thu thập các
giống lúa hoang ở Mỹ về trồng thử ở Châu Âu nhưng họ đã thất bại vì hạt giống
lúa hoang không thích nghi trên đất cạn ở Châu Âu.
Vào năm 1828, Timothy Flint trong tác phẩm “Địa lý và Lịch sử”
(Geography and History) đã quan tâm về
phát triển và cải tạo cây lúa hoang ở Mỹ cho mục đích văn hóa và bảo tồn. Vào
năm 1852, Joseph Bowron đề nghị trồng lúa hoang ở Mỹ cho mục đích nông nghiệp.
Trong thực tế lúa hoang được bảo quản và khai thác làm lương
thực của người Mỹ bản địa (thổ dân) qua nhiều đời. Tuy nhiên thổ dân chỉ biết
bảo vệ và khai thác lúa hoang từ tự nhiên, không có cải thiện gì khác hơn (Steeves 1952).
Cây lúa hoang ở Mỹ thực sự được trồng từ
những năm 1950s trở lại lại đây. Bên cạnh đó việc thu hoạch lúa hoang trong tự
nhiên vẫn được thổ dân Mỹ thực hiện để dùng trong nghi lễ và thực phẩm của họ.
Trồng lúa hoang ở Mỹ được ghi nhận đầu tiên ở gần Merrifield , Minnesota
vào năm 1950-1952 (Oelke et al. 1984). James và Gerald Godward đã trồng 0.5 ha trên
ruộng ngập lụt gần hồ, khi lúa chín được thu hoạch bằng tay. Trong năm 1953 hai
ông mở rộng diện tích lên 16 ha. Họ trồng thành công sau đó vài vụ, tuy nhiên
sau đó lúa hoang trồng bị cháy lá do bệnh nấm (Bipolaris oryzae B. de Haan) nặng nề. Cho đến nay con
của họ đã sở hữu và gieo trồng lúa hoang trên diện tích khoảng 1.000 mẫu Anh (acres).
Nghề trồng lúa hoang ở Mỹ và Canada
Ở Mỹ có 3 loài lúa hoang bản
địa, đó là:
1-Loài lúa hoang phía Bắc (Zizania palustris) là
loài cây năm ở khu vực chung quanh đại
hồ “the Great Lakes” ở phía Bắc
của nước Mỹ thuộc các vùng quanh rừng Boreal
ở Alberta, Saskatchewan và Manitoba ở Canadavà các vùng Minnesota, Wisconsin và Michigan ở Mỹ.
2-Loài lúa hoang (Z. aquatica), cây một năm, phân
bố ở vùng sông Saint Lawrence
River và vùng bờ biển thuộc Đại Tây
Dương và vùng bờ biện thuộc vịnh Gulf ở Mỹ.
3-Loài lúa hoang Texas (Z.
texana) là loài cây đa niên chỉ phân bố hẹp dọc theo sông San Marcos
River ở trung tâm bang Texas .
Hiện nay các giống lúa hoang
thuần chủng, các giống lúa hoang cải thiện và các giống lúa hoang trồng trọt được
khai thác với sản lượng ngày càng tăng ở Bắc Mỹ, lúa hoang là cây tiên phong để
lấp kín các đầm lầy ở Mỹ và Canada trong tương lai.
Ở Canada cây lúa hoang chủ yếu được
khai thác trong tư nhiên, so với ở Mỹ diện tích trồng không đáng kể. Tuy nhiên
mạng lưới kinh doanh gạo và các sản phẩm từ gạo lúa hoang ở Canada rất phát
triển với nhiều công ty sản xuất thương mại gạo lúa hoang có mạng lưới giao
hàng tận nơi khắp thế giới.
Nếu bạn cần tham khảo mẫu mã,
giá cả sản phẩm và đặt mua hàng giao đến tận nơi hãy liên hệ địa chỉ sau đây: http://www.mnwildrice.com/riceinfo.htm#TOP
Diện tích lúa hoang trồng ở Mỹ
dược ghi nhận như sau:
1950: 1 mẫu Anh, tương đương 0,484
ha.
1953: 30 mẫu Anh ~ 16 ha
1958: 120 mẫu Anh ~ 58 ha
1968: 900 mẫu Anh ~436 ha
1973: 18.000 mẫu Anh ~8.712 ha.
1990: 20.000 mẫu Anh ~9.680 ha.
Hiện nay trên 20.000 ha.
Năng suất lúa hoang của các Công
ty khoán cho nông dân biến dộng từ 168 đến 224 kg/ha và trong các ruộng thực
nghiệm giống cải thiện đạt 1.680 kg/ha. Và năng suất tiềm năng được tính toán
khoảng 2.500 kg/ha.
Tuy năng suất thấp nhưng giá
bán từ 20-30 lần cao hơn gạo trắng thường nên các công ty trồng lúa hoang vẫn
kiếm được lợi nhuận hấp dẫn.
Về giá trị dinh dưỡng, thành phần hóa học của gạo lúa hoang
so với gạo nâu Châu Á (Oryza sativa) và bột mì như sau:
Thành
phần dĩnh dưỡng
|
Gạo
lúa hoang
|
Gạo
nâu
|
Bột
mì
|
Protein
|
13.8 (12.8-14.8)
|
8.1
|
14.3
|
Ash (%)
|
1.7 (1.4–1.9)
|
1.4
|
2.0
|
Fat (%)
|
0.6 (0.5–0.8)
|
1.9
|
1.8
|
Fiber (%)
|
1.2 (1.0–1.7)
|
1.0
|
2.9
|
Carbohydrate (%)
|
(72.5–75.3)
|
77.4
|
71.7
|
Ether Extract (%)
|
0.5 (0.3–1.0)
|
2.1
|
1.9
|
Phosphorus (%)
|
0.28
|
0.22
|
0.41
|
Potassium (%)
|
0.30
|
0.22
|
0.58
|
Magnesium (%)
|
0.11
|
0.12
|
0.18
|
Calcium (ppm)
|
20
|
32
|
46
|
Iron (ppm)
|
17
|
10–17
|
60
|
Manganese (ppm)
|
14
|
30–39
|
55
|
Zinc (ppm)
|
5
|
24
|
--
|
Copper (ppm)
|
13
|
4–7
|
8
|
Nitrogen (free % extract)
|
82.4
|
87.4
|
78.9
|
Nguồn: Handbook of Cereal Science and Technology,
Chp. 10, Oelke and Boedicker, 1991; and Wild Rice: Nutritional Review, R.A.
Anderson, 1976.
Tài liệu tham khảo