Chân dung các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam và Thế giới


CHÂN DUNG CÁC NHÀ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

1- Giáo sư-Tiến sỹ Võ Tòng Xuân



Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân


Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân  và Anh hùng lao động Dương văn Hữu
Tóm tắt tiểu sử
-Họ và tên: Võ Tòng Xuân.
-Ngày, tháng, năm sinh: 06/9/1940.
-Giới tính: Nam.
-Quê quán: tại Ba Chúc, huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang.
-Học hàm: Giáo sư.
-Học vị: Tiến sĩ khoa học.
-Chuyên ngành: Nông học.
Lịch sử học tập và làm việc
-Học Trung học đệ nhất cấp (ngày nay là THCS) tại Sài Gòn.
-Học Trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng về Thiết kế kỹ thuật.
-Bị bệnh lao phổi vào giữa năm cuối của bậc trung học, nằm liệt giường mấy tháng nên ông thi rớt Tú tài 2 năm 1960.
-Khỏi bệnh ông xin vào làm công nhật cho Nha Hàng không dân sự, vẽ thiết kế cho các trụ phát tuyến của sân bay Tân Sơn Nhất đồng thời ôn thi đỗ Tú tài 2 Kỹ thuật và thi dỗ phần thi viết Tú tài 2 toán.
-Thi lấy học bổng của trường Đại học Nông nghiệp tại Los Banos (Philippines).
-Năm 1971 đang giảng dạy ở Viện Lúa quốc tế (IRRI) tại Philippines thì được ông Nguyễn Duy Xuân Viện trưởng Đại học Cần Thơ mời về nước giảng dạy. Ông phải dạy 7 môn và hướng dẫn cho sinh viên làm luận văn tốt nghiệp, cùng với những buổi dạy học và hướng dẫn tình nguyện nhưng với mức lương 21.000 đồng không thể đủ để nuôi sống gia đình ông đã nghĩ đến tìm việc làm thêm.
-Năm 1971 Công ty Hoá chất nông nghiệp Thanh Sơn liên kết với công ty Ciba-Geigy (Thụy Sĩ) mời thầy làm cố vấn giám đốc kỹ thuật. Vừa dạy vừa làm thêm nhưng ông vẫn nghĩ đến việc học để lấy bằng tiến sĩ.
-Ông GS Jun Inouye người Nhật đã được cử sang trường của thầy Xuân cùng ông giảng dạy, nghiên cứu về các loại lúa của ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu này đã được một tạp chí về nghiên cứu khoa học của Nhật đăng liên tiếp 3 bài. GS Jun Inouye làm thủ tục cho thầy bảo vệ lấy bằng tiến sĩ dạng tại chức tại Đại học Kyushu. TS Võ Tòng Xuân bảo vệ xong luận án vào tháng 2-1975 tại Nhật Bản.
-Sau khi lấy bằng Tiến sĩ Võ Tòng Xuân được Viện lúa Quốc Tế IRRI mời làm thành viên trong Ban thổ nhưỡng của IRRI. Nhưng Tiến sĩ Võ Tòng Xuân vẩn ở lại để phục vụ trong nước.
-Sau khi đất nước giải phóng (30/4/1975) Tiến sĩ Võ Tòng Xuân tiếp tục giảng dạy ở Đại Học Cần Thơ.
-Đến tuổi nghĩ hưu (2000) thầy Xuân được Tỉnh An Giang mời về xây dựng Đại Học An Giang (hoạt động từ 2002).
-Hiện nay Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân được mời về làm Hiệu Trưởng trường Đại Học Quốc tế Tân Tạo (trên địa phận tỉnh Long An).
Đại học Tân Tạo (tên giao dịch tiếng Anh: Tan Tao University, viết tắt: TTU) là một đại học tư thục của Việt Nam giảng dạy bằng tiếng Anh theo chương trình của đại học Duke danh tiếng của Hoa Kỳ, đặt tại huyện Đức Hòa tỉnh Long An. Đây là trường với mục tiêu trở thành Trường Đại học Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Danh hiệu giải thưởng, huân, huy chương trong nước ban tặng cho Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân:
-Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhất.
-Anh hùng Lao động (1985).
-Nhà giáo Nhân dân.
-Huy chương Vì sự nghiệp Thế hệ trẻ.
-Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục.
-Huy chương Vì sự nghiệp Đại đoàn kết các dân tộc.
-Huy chương Vì sự nghiệp Giải phóng Phụ nữ.
-Huy chương Vì Hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.
Danh hiệu giải thưởng, huy chương nước ngoài.
-Huy chương "Kỵ mã nông nghiệp của Bộ Nông Lâm - Thủy sản Pháp (1996).
-Giải thưởng Quốc tế: Giải thưởng Ramon Magsaysay.

2-Cố giáo sư Lương Định Của

Giáo sư Lương Định Của và bà Nubuko vợ của ông
Tiểu sử tóm tắt
-Sinh ngày:16 tháng 8, 1920.
-Quê quán: Xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.
-Dân tộc: Kinh.
-Mất ngày: 28 tháng 12, 1975.
-Học vị: Tiến sĩ.
-Học hàm: Giáo sư (Việt Nam), Bác sĩ Nông học (Nhật bản).
-Ngành: Nông học.
Lịch sử học tập và làm việc
-Ông lên Sài Gòn, học xong tú tài (1937).
-Năm 1937, ông sang Hồng Kông thi vào Đại học Y Khoa, đến năm thứ 3, ông sang Thượng Hải Trung Quốc học ở Đại học Kinh tế.
-Đến 1940, trường đóng cửa do chiến tranh, ông sang Nhật, thi vào Đại học Quốc lập Kyushu, khoa sinh vật thực nghiệm.
-Năm 1945, khi nghe tin nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ông rất vui mừng, phấn khởi, rất ngưỡng mộ, kính trọng Bác Hồ và luôn tâm niệm sẽ trở về Việt Nam để phục vụ đất nước.
-Năm 1945, kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, được sự đồng ý của hai gia đình, Lương Định Của và bà Nubuko (người Nhật, sinh năm 1922) tổ chức đám cưới tại Nhật Bản. Trong thời gian sống tại Nhật Bản, bà Nubuko đã sinh được 2 người con trai.
-Năm 1946, ông tiếp tục lên Kyoto Nhật Bản học ngành nông nghiệp, bảo vệ thành công luận án Bác sĩ nông học Khoa di truyền chọn giống.
-Sau khi đi tu nghiệp và đạt   được   học   vị   Tiến   sỹ   nông   học   ở   Nhật   Bản   1952, Chính phủ Nhật đã mời Ông ở lại làm việc nhưng Ông vẫn cùng vợ và 2 con trai trở về Tổ quốc dù lúc đó đất nước bị chia cắt thành 2 miền.
-Năm 1954, ông cùng gia đình tập kết ra Bắc, ông làm việc tại Viện khảo cứu Nông lâm, trường Đại học Nông nghiệp, Viện Cây lương thực và thực phẩm.Nubuko (vốn là sinh viên Trường Đại học quốc lập Kyushyu -Nhật Bản) được tuyển làm phát thanh viên tiếng Nhật trong chương trình phát sóng đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam.
-Từ 1954 đến cuối đời ông đóng góp to lớn cho nền nông nghiệp miền Bắc Xã Hội Chủ nghĩa với những thành tựu nổi bậc như:
1-Chọn giống từ IR8 ra dòng NN8-388 (là giống lúa cải tiến đầu tiên được tạo ra ở Miền Bắc).
2-Tạo ra giống Nông nghiệp 1 (lai giữa Ba Thắc, Nam Bộ x Kunko, Nhật).
3-Tạo ra giống NN75-1 (lai giữa giống 813 với NN1).
4-Tạo ra giống lúa mùa muộn Saibuibao, giống lúa chiêm 314 (lai giữa dòng Đoàn Kết và Thắng Lợi).
5-Tạo ra nhiều giống cây trồng khác như: khoai lang, đu đủ, dưa lê, xương rồng, rau muống tam bội, dưa hấu không hạt…
Ông là nhà khoa học đầu đàn của Việt Nam đã đào tạo ra nhiều nhà khoa học đang giữ những trọng trách quan trọng của đất nước và là nhà khoa học sâu xác đồng ruộng được nông dân Miền Bắc ngưỡng mộ và nhớ ơn ông.
Ông đã được bầu là Đại biểu Quốc Hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Để tưởng nhớ công lao của ông, ở Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam có nhiều ngôi trường và đường phố mang tên ông.
Trong một tự thuật của mình với báo chí, bà Nubuko vợ của ông khẳng định rằng tên của ông là Lương Định Của chứ không phải là Lương Đình Của mà nhiều người nhầm lẩn!
Các danh hiệu được Nhà nước Việt Nam phong tặng
-Huân chương Lao động hạng nhất (1967).
-Anh Hùng Lao động thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (là nhà Khoa học Nông nghiệp đầu tiên được phong danh hiệu này).
-Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt 1 năm 1996.

3-Giáo sư Tiến sỹ Phạm Hoàng Hộ

Giáo sư Tiến sỹ Phạm Hoàng Hộ
Tiểu sử tóm tắt
-Họ và tên: Phạm Hoàng Hộ.
-Dân tộc: Kinh.
-Sinh ngày: 03/8/1931.
-Quê quán: làng Thới Bình, Cái Khế, tỉnh Cần Thơ.
Lịch sử học tập và làm việc
-Thuở nhỏ học tiểu học ở các trường Bassac, Nam Hưng và College de Cần Thơ.
-Năm 1946 sang Pháp tiếp tục bậc Trung học lấy bằng Tú Tài I và II.
-Sau đó học đại học Sorbonne Paris, đậu bằng Cử nhân Khoa học  năm 1953.
-Năm 1956 lấy bằng Cao học (Thạc sĩ) về Khoa học thiên nhiên (Sciences naturelles).
-Từ 1957-1962 về nước và được bổ nhiệm vào chức vụ Giám Đốc Hải học Viện Nha Trang, và nơi đây ông tiếp tục công trình nghiên cứu rong biển VN; một phần của công trình nghiên cứu này được dùng cho luận án Tiến sĩ Khoa học mà mà ông đệ trình vào năm 1961 ở Đại Học Paris France.
-Vào năm 1962 GS được bổ nhiệm vào chức vụ Khoa Trưởng Trường Đại học Sư Phạm Saigon và giử chức vụ này đến 1963, khi GS từ chức để phản đối cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng  Phật Giáo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
-Sau ngày 1/11/1963 GS tham gia Chánh Phủ của Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ (Sài Gòn) với chức vụ Tổng Trưởng Giáo Dục, tuy nhiên  chỉ trong khoảng thời gian gắn Chánh phủ này bị lật đổ vào ngày 30/01/1964, GS trở về giảng dạy ở Trường Đại học Khoa học,Viện Đại Học Sàigòn.
-Năm 1966 GS được bổ nhiệm vào chức vụ Viện Trưởng và cũng là sáng lập viên của Viện Đại học Cần Thơ, GS giử chức vụ này đến 1970.
-Từ năm 1970 -1984 GS tiếp tục công trình giảng dạy và nghiên cứu thực vật ở Việt Nam.
-Vào năm 1984 về định cư tại Pháp và làm việc ở Viện Bảo Tàng Thiên Nhiên Paris với cương vị một Asssociate Professor trong suốt sáu năm và hoàn tất công trình nghiên cứu Cây Cỏ Việt Nam trước khi vĩnh viễn định cư ở Canada.
-Năm 1985 GS tham dự khóa hội thảo về Thực vật vùng Plaine des Joncs do Hiệp hội Sinh Địa Học tổ chức.
-GS là hội viên của một số Hiệp Hội Khoa Học Quốc tế và  đã hợp tác với ‘National Academy of Sciences of America’ để nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ màu da cam dùng trong chiến tranh VN đến sự tăng trưởng của bào thai và sức khoẻ con người.
-GS cũng từng  là Cố vấn về môi sinh cho Uỷ ban Mekong.
Các tác phẩm quan trọng:
1-Rong Biển Việt Nam (1969).
2-Tảo học (1972).
3-Cây cỏ Miền Nam Việt Nam (1972).
4-Sinh học Thực vật (tái bản lần thứ tư,1973).
5-Hiển hoa Bí tử (tái bản lần thứ nhì,1975).
6-Cây cỏ Việt Nam (1991-1993) với 6 tập trên 1000 trang mô tả khoảng 12.000.000 loài. Đây là tác phẩm có giá trị trong nước và có tầm cở quốc tế.
7-Cây có vị thuốc ở Việt Nam (2006).
Ngoài ra GS còn là tác giả của 44 bài viết khảo cứu về Cây Cỏ, Rong biển Việt Nam và Đông Dương tổng cộng trên 5.000 trang.
Trong sự nghiệp giảng dạy, GS còn là chủ nhiệm huấn luyện một số sinh viên tốt nghiêp các chương trình Cao học và Tiến sĩ.
4-Giáo sư Tiến sỹ Trần Phước Đường


Tiểu sử tóm tắt
-Năm sinh: 30/4/1945
-Quê quán: làng Bình Thành, tổng Phong Thạnh Thượng, quận Chợ mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp).
Lịch sử học tập và làm việc
Lúc nhỏ học ở quê nhà, sau đó ông lên Sài Gòn tiếp tục việc học.
Đến năm 1966, ông đỗ Cử nhân sinh học, Viện Đại học Sài Gòn và làm Giảng nghiệm viên, Đại học Khoa học, Viện Đại học Cần Thơ đến năm 1967.
Là người say mê khoa học và có chí học tập, ông sang Hoa kỳ học Trường Đại học Michigan State University từ năm 1968 - 1972, lấy bằng Tiến sĩ.
Về nước ông làm Giảng sư, Quyền Khoa trưởng Đại học Khoa học, Viện Đại học Cần Thơ.
Từ năm 1975 – 1980, ông là Giảng viên, Phó Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thủy sản - Chế biến thực phẩm, Trường Đại học Cần Thơ. Năm 1980, ông được phong Phó Giáo sư, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đạm sinh học, Trường Đại học Cần Thơ.
Năm 1986, ông sang Pháp làm nghiên cứu viên CNRS, Đại học Paris XI, Trung tâm Orsay.
Từ năm 1989, Ông là Phó Giáo sư rồi Giáo sư - Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ.
Từ năm 1997 đến nay, ông là Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Giám đốc Viện nghiên cứu và Phát triển Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ.
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), ông là người có công đóng góp trí tuệ, công sức cho ĐBSCL nói chung và tỉnh tỉnh Đồng Tháp nói riêng trong chủ trương tiến công vào Đồng Tháp Mười, biến đồng hoang thành ruộng lúa hai vụ; đặc biệc là nghiên cứu sinh học ở vùng đất ngập nước Tràm Chim, giúp tỉnh có luận án trình Chính phủ quyết định bảo vệ, tôn tạo và xây dựng thành Vườn Quốc gia Tràm Chim. Ông cũng góp nhiều công lao trong đào tạo lực lượng trí thức trẻ qua Trường Đại học Cần Thơ.
Các danh hiệu được Nhà nước phong tặng
Ông đã được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân và tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; Giải thưởng Bạn Nhà nông Việt Nam; các Huy chương vì Sự Nghiệp đoàn kết Dân tộc, vì sự nghiệp Giáo dục, vì sự nghiệp Khoa học Công nghệ, vì sự nghiệp Bảo vệ Tổ quốc, Vì sự nghiệp Phát triển nghề cá, Vì giai cấp nông dân Việt Nam, Vì thế hệ trẻ.
Theo: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp

5-Cố Giáo sư- Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân

Cố giáo sư Nguyễn Lân và vợ - bà Nguyễn Thị Tề
Tiểu sử tóm tắt
-Năm sinh: ngày 14/6/1906.
-Quê quán: làng Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Lịch sử học tập và làm việc
-Năm 1927: Ông thi đỗ Thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương.
-Năm 1932: Ông dạy tại Trường Hồng Bàng, sau đó làm giám học và dạy 2 môn văn, sử tại Trường Thăng Long. Tại Trường Tư thục Thăng Long, cùng với các nhà giáo giỏi như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình... ông đã đào tạo ra những tú tài xuất sắc cho Việt Nam.
-Từ năm 1935 đến năm 1945: ông sinh sống tại Huế.
-Năm 1945: Ông được Chính phủ Trần Trọng Kim mời làm Đốc lý ở Huế, ông đã chấp thuận với 2 yêu cầu:
1. tuy làm đốc lý nhưng vẫn ăn lương nhà giáo và có giờ dạy học.
2. không giao thiệp với người Nhật đang có mặt ở Huế lúc ấy.
Thời gian này ông đã mở một lớp sư phạm, đồng thời tiến hành một số hoạt động hướng về cách mạng Việt Nam, ông đã mời các nhân sĩ ở Huế đến họp để đổi tên các đường phố từ tên tiếng Pháp sang tên tiếng Việt.
-Năm 1946: Ông trở ra Hà Nội và dạy học tại Trường Chu Văn An. Được một thời gian, kháng chiến bùng nổ, Ông đưa vợ con lên vùng Việt Bắc và được cử làm Giám đốc giáo dục Liên khu 10 gồm 6 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc),Tuyên Quang, Lào Cai  Hà Giang.
-Năm 1951: Ông được cử đi học ở Khu học xã Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.
-Năm 1956: Ông về dạy tại khoa tâm lý giáo dục của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông cùng với các nhà giáo nổi tiếng và xuất sắc khác như: Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Ngụy Như Kon Tum, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Khánh Toàn... là lớp người đầu tiên được nhà nước Việt Nam phong Học hàm Giáo sư.
-Năm 1971: Ông về nghỉ hưu ở tuổi 67. Từ đó cho đến khi qua đời, ông đã dành trọn thời gian cho việc biên soạn từ điển và nghiên cứu nhằm gìn giữ, phát triển tiếng Việt. Các cuốn từ điển nổi tiếng do ông biên soạn như: Từ điển Việt - Pháp (1989), từ điển Hán - Việt, từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp -Việt (1993), từ điển từ và ngữ Việt Nam (2000)...
-Năm 1988: Ông được được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.
-Năm 2001: Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học từ điển tiếng Việt"..
-Ngày 7/8/2003: Ông qua đời ở tuổi 97.
Những đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam
Giáo sư Nguyễn Lân đã cống hiến trọn tâm và lực suốt đời mình cho nền giáo dục Việt Nam.
-Khi đất nước còn bị thực dân Pháp cai trị, ông đã giáo dục, dạy dỗ và truyền tinh thần yêu nước vào một bộ phận tầng lớp tiểu tư sản để rồi sau đó họ là những người phục vụ đất nước, cách mạng Việt Nam.
-Khi giữ chức vụ Giám đốc giáo dục liên khu 10, ông đã bổ dụng các trưởng ty giáo dục (nay là giám đốc các Sở Giáo dục và đào tạo) và cùng họ lo toan để đưa nền giáo dục dần vào nề nếp.
-Bên cạnh đó ông còn biên soạn tài liệu để in thành sách giáo khoa văn, sử đầu tiên của nhà nước Việt Nam độc lập. Khi giảng dạy ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông đã đào tạo được một đội ngũ giáo viên tâm lý -giáo dục giỏi cho các viện và các trường đại học, phổ thông mới thành lập. Cũng trong thời kỳ này, ông đã biên soạn nhiều cuốn giáo trình về khoa học giáo dục có giá trị như:
-Ngữ pháp Việt Nam (1956), 
-Lịch sử giáo dục thế giới (1958), 
-Người thầy giáo XHCN (1960), 
-Giảng dạy trên lớp (1961).
Đến khi nghỉ hưu, ông cũng dành trọn thời gian cho việc lưu trữ tiếng Việt thông qua các cuốn từ điển.
Gia đình
Ông có 8 người con, tất cả đều là giảng viên của các trường đại học lớn và đều là những nhà khoa học xuất sắc, nổi tiếng của Việt Nam.
1-Người con trai cả là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tuất, nguyên Chủ nhiệm khoa lý luận và sáng tác của Nhạc viện Novoxibiec -Nga, Phó Chủ tịch Hội người Việt ở Nga, người Việt đầu tiên được phong tặng Nghệ sĩ Công huân Nga (năm 2001).
2-Người con thứ hai là nữ Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (bà đã qua đời), nguyên là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
3-Người con thứ ba là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng, Giám đốc Trung tâm vi sinh vật học ứng dụng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, XI, XII, Nhà giáo Nhân dân - giảng viên khoa Sinh học trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
4-Người con thứ tư là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, chuyên viên Cổ nhân học, Viện khảo cổ học Việt Nam, giảng viên khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
5-Người con thứ năm là Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, tổng thư kí các hội sinh học Việt Nam, giảng viên khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
6-Người con thứ sáu là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng, giảng viên bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
7-Người con thứ bảy là Giáo sư - Tiến sĩ - Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Việt là Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch - Đại học Y Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam. Ông nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội.
8-Người con út là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Trung, Hiệu Phó Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF.
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyen_Lan

6-Giáo sư tiến sỹ Nguyễn Lân Dũng

Lý lịch tóm tắt
-Năm sinh: 1938.
-Quê quán: Xã Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Các chức vụ đang đảm nhiệm
-Ông hiện là Phó Chủ tịch (PCT) Hội liên lạc người VN ở nước ngoài, UV UBTWMTTQVN, Chuyên gia cao cấp Viện VSV&CNSH ĐHQG HN, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, chủ nhiệm chương trình tự nguyện đưa KHKT vào hộ nông dân; UV UB Đối ngoại của Quốc hội; Đại biểu Quốc hội khóa XII (tỉnh Đắc Nông).
-Công tác chính của ông là giảng dạy và nghiên cứu tại Viện vi sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cống hiến
-Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa X, XI, XII.
-Ông là nhà nghiên cứu sinh học hàng đầu Việt Nam. Quá trình công tác trong ngành sinh học của ông đã làm cho ngành này phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Ông đóng góp công lớn cho công tác nghiên cứu sinh học tại Việt Nam, đồng thời đưa nhiều ý kiến quan trọng để hoàn thiện bộ sách giáo khoa sinh học rất được đánh giá cao tại Việt Nam. Ông luôn luôn đóng góp ý kiến cho việc xây dựng bộ sách giáo khoa ở Việt Nam.[3] Ông tham gia chuyên mục nổi tiếng "Hỏi gì đáp nấy" chuyên về giải đáp mọi thắc mắc của mọi người, ông cũng viết một bộ sách cũng mang tên này.
-Ông có nhiều lời khuyên cụ thể, thiết thực cho bà con nông dân Việt Nam để phát triển kinh tế.
Đánh giá
-Ông nổi tiếng là một người hiểu biết rộng (chuyên mục "hỏi gì đáp nấy" thể hiện phần nào sự uyên thâm của ông).
-Ông là một người nói chuyện rất "tếu" và thể hiện được nguyện vọng của nhân dân.
-Ông được người nông dân Việt Nam yêu quí vì là rất quan tâm tới những nguyện vọng chính đáng của họ và luôn nỗ lực để phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam.
-Ông là một trong những người tích cực hưởng ứng phong trào "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam", không nên sính ngoại.
Gia đình
Ông là con Giáo sư Nguyễn Lân và là con rể của Giáo sư Nguyễn Văn Huyên ; và có các anh em đều là giảng viên của các trường đại học lớn và đều là những nhà khoa học xuất sắc, nổi tiếng của Việt Nam.
Vợ ông là Phó Giáo sư Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Kim Nữ Hiếu (nguyên Phó Viện trưởng Viện Quân y 108). Hai người có 2 con: 1 trai và 1 gái.
Tài liệu tham khảo