Tình hình sản xuất nông nghiệp và cây lúa ở Bắc Triều Tiên


TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÂY LÚA
Ở BẮC TRIỀU TIÊN

Nông dân Bắc Triều Tiên trồng lúa

Giới thiệu về đất nước và con người Bắc Triều Tiên

Bắc Triều Tiên với tên chính thức đầy đủ là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCNDTT), là một quốc gia ở Đông Á, chiếm nửa phần phía Bắc của bán đảo Triều Tiên. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất nước là Bình Nhưỡng. Khu phi quân sự giáp biên giới với Hàn Quốc đóng vai trò là vùng đệm giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc. Sông Amnok, hoặc sông Áp Lục, và sông Tumen tạo thành đường biên giới tự nhiên giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Một phần của sông Tumen ở phía đông bắc đến nay là biên giới với Nga.

Địa lý tự nhiên

+Vị trí
Bắc Triều Tiên chiếm phần phía Bắc của bán đảo Triều Tiên, nằm giữa vĩ độ 37° - 43°B, và kinh độ 124° -131°Đ. Diện tích rộng 120.540 km2 (~12.054.000 ha). Bắc Triều Tiên có biên giới chung với Trung Quốc và Nga ở phía Bắc, với Hàn Quốc ở phía Nam.
Ở phía Tây giáp biển Hoàng Hải và Vịnh Triều Tiên, phía Đông giáp Biển Nhật Bản (người Triều Tiên gọi là Biển Đông Triều Tiên).
+Diện tích
-Tổng số: 120.540 km2 (98) ~ 12.054.000 ha.
-Diện tích mặt nước nội địa: 4,87%.
+Địa hình
Khoảng 80% diện tích đất là vùng núi cao vừa phải được phân cách bởi các thung lũng sâu, hẹp và nhỏ. Phần còn lại là vùng đồng bằng đất thấp bao gồm các khu vực nhỏ, phân tán.
Điểm cao nhất ở Bắc Triều Tiên là ngọn núi Paektu-san cao 2.744 m.
Sông dài nhất là sông Amnok (790 km).
+Khí hậu
Bắc Triều Tiên có khí hậu lục địa với bốn mùa rõ rệt.
-Mùa đông thời tiết lạnh và khắc nghiệt nhất ở các vùng núi phía Bắc với những cơn bão tuyết do ảnh hưởng gió Bắc và Tây-Bắc thổi từ Siberia. Tuyết rơi trung bình là 37 ngày trong mùa đông. Thời tiết đặc biệt khắc nghiệt ở các vùng miền núi phía Bắc.
-Mùa hè ngắn, nóng, ẩm và mưa nhiều do ảnh hưởng gió mùa phía Nam và Đông nam mang lại không khí ẩm từ Thái Bình Dương. Bão ảnh hưởng đến bán đảo trên mức trung bình 1 lần trong mùa hè.
-Mùa xuân và mùa thu là mùa chuyển tiếp có biên độ nhiệt thấp và gió nhẹ với thời tiết dễ chịu nhất. Mối nguy hiểm tự nhiên gồm hạn hán vào cuối mùa xuân và tiếp theo sau là  lũ lụt nghiêm trọng. Có những cơn bão thường xuyên trong thời gian đầu mùa thu.
+Thủ đô, các thành phố lớn và các tỉnh
-Thủ đô: Bình Nhưỡng.
-Các thành phố lớn khác: Hamhung, Chongjin, Wonsan, Nampo, Sinuiju, và Kaesong.
-Các thành phố đặc biệt: Bình Nhưỡng, Nasun (Najin-Sonbong) và Nampo.
-Cấp tỉnh: Chín tỉnh.
-Thành phố cấp tỉnh: 24 thành phố.

Tóm tắt lịch sử

+Lịch sử Triều Tiên
Cư dân đầu tiên ở Bán đảo Triều Tiên là các dân tộc của nhánh người Tungusic nói ngôn ngữ Ural-Altaic, di cư từ các vùng phía Tây Bắc của Châu Á. Một số các dân tộc này cũng còn cư trú ở phía Đông Bắc Trung Quốc (Mãn Châu), Hàn Quốc và người Manchurians có đặc điểm giải phẩu cơ thể giống nhau.
Lịch sử Triều Tiên trải qua các giai đoạn như sau:

Triều Tiên cổ 2333 TCN–108 TCN
Vệ Mãn Triều Tiên 194 TCN–108 TCN
Tiền Tam Quốc 300–57 TCN
Tam Quốc 57 TCN–668
Cao Câu Ly 37 TCN–668
Bách Tế 18 TCN–660
Tân La 57 TCN–935
Già Da 42–562
Nam-Bắc Quốc 698–926
Bột Hải 698–926
Hậu Tam Quốc 892–936
Trong suốt lịch sử lập quốc, Triều Tiên đã từng bị chia cắt thành hai miền (Nam-Bắc Quốc 698-936) và bị xâm chiếm và lệ thuộc bởi các nước láng giềng lớn hơn. 
Hai thời kỳ bị chiếm đóng quan trọng là:
-Triều Tiên bị Mông Cổ chiếm đóng từ 1231 cho đến đầu thế kỷ 14.
-triều Tiên thuộc Nhật (1910-1948).
+Thời kỳ độc lập và bị chia cắt
-Ngày 15/8/1945 sau khi kết thúc thế chiến thứ II Triều Tiên giành độc lập từ Nhật Bản. Lập tức bị chia cắt thành hai miền, Miền Bắc ảnh hưởng Liên Xô và Miền Nam ảnh hưởng Mỹ.
-Ngày 15/8/1948 Nam Triều Tiên thành lập nước Cộng hòa Triều Tiên.
-Ngày 9/9/1948 Bắc Triều Tiên thành lập nước CHDCND Triều Tiên.
Cả Bắc và Nam Triều Tiên từng tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên, dẫn đến chiến tranh Triều Tiên năm 1950. Hiệp định đình chiến năm 1953 đã kết thúc cuộc chiến, nhưng hai nước chính thức vẫn có chiến tranh với nhau.
Cả hai quốc gia đã được chấp nhận vào Liên Hiệp Quốc vào năm 1991.
+Chính phủ và chế độ Bắc Triều Tiên
-Chính phủ: Nhà nước tập trung dưới sự lãnh đạo của một đảng chính trị.
-Đảng chính trị: Đảng Công nhân Hàn Quốc (Cộng sản).
-Quan hệ quốc tế: Thành viên Liên Hợp Quốc (9/1991). Tham gia các Tổ chức quốc tế: Thành viên củaTổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Thế giới (UNESCO), và Y tế (WHO), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Quỹ các trẻ em của Liên Hợp Quốc của (UNICEF), Diễn đàn Khu vực ASEAN…

Xã hội của Bắc Triều Tiên

+Dân số 2011 (ước tính): 24.051.218 (hạng 51); Mật độ: 198.3 người /km2 .
-2012 (ước tính): 24,6 triệu.
-Tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm: Khoảng 0,535%.
+Ngôn ngữ: Tiếng Hàn.
+Giáo dục: Năm học bắt buộc 11. Số học sinh, sinh viên 3.000.000 (tiểu học:1,5 triệu, trung học:1,2 triệu, đại học: 0,3 triệu). Biết đọc biết viết, 99%.
+Y tế (2012): miễn phí toàn quốc, 1 bác sĩ/304 dân, 1 giường bệnh/78 người dân, thiếu hụt nghiêm trọng thuốc men và trang thiết bị y tế. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh = 26,2/ 1.000 trẻ.Tuổi thọ nam giới 65,3 năm, nữ 73,2 năm (2012 ước tính).
+Tôn Giáo (2012): Chủ yếu là Phật giáo và đạo Shaman. Tôn giáo thiểu số: đạo Chongdogyo, và Kitô giáo.

Nền kinh tế của Bắc Triều Tiên

+Trước năm 2000
Bắc Triều Tiên có nền kinh tế tập trung, bao cấp. Thị trường tự do tồn tại bất hợp pháp.
Nền knh tế bị bao vây, cấm vận từ Mỹ và Châu Âu, thương mại quốc tế rất hạn chế.
Trong năm 1991, thành lập Khu kinh tế đặc biệt Rason để thu hút đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc và Nga nhưng hiệu quả đầu tư nước ngoài không cao.
Trước năm 2000 hàng năm Bắc Triều tiên thiếu hụt khoảng 1 triệu tấn lương thực.
Nạn đói xảy ra ở Bắc Triều Tiên trong những năm cuối thập kỷ 1990s, hàng năm có 300.000-800.000 người bị chết do đói và bệnh tật liên quan đến thiếu ăn. Cao điểm vào năm 1997 do hậu quả của nhiều trận lũ lụt lớn.
Cho đến năm 1998, Liên Hiệp Quốc công bố chỉ số HDI và GDP của Bắc Triều Tiên đạt mức trung bình, mức độ phát triển con người là 0,766 (xếp hạng 75) và GDP bình quân đầu người là 4.058 USD.
+Giai đoạn 2000-2010
Theo ước tính từ năm 2002, nền kinh tế Bắc Triều Tiên gồm: ngành công nghiệp (43,1%), tiếp theo là dịch vụ (33,6%) và nông nghiệp (23,3%).
Năm 2004, người ta ước tính rằng nông nghiệp sử dụng 37% lực lượng lao động trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ sử dụng 63% còn lại. 
Ngành công nghiệp lớn bao gồm các sản phẩm quân sự, chế tạo máy, điện, hóa chất, khai thác mỏ, luyện kim, dệt may, chế biến thực phẩm và du lịch do Nhà nước quản lý. 
Khai thác quặng sắt và sản xuất than là một trong những lĩnh vực mà Bắc Triều Tiên đạt cao hơn đáng kể so với các nước láng giềng , khoảng 10 lần lớn hơn các nước lân cận.
Năm 2005, Bắc Triều Tiên được FAO xếp hạng thứ 10 trên thế giới về sản xuất trái cây tươi và thứ 19 về sản xuất quả táo. Thứ 18 về sắt và kẽm, thứ 22 về dự trữ than đá, thứ 15 về sản xuất fluorit và thứ 12 về sản xuất muối ở Châu Á. 
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn khác trong sản xuất bao gồm tungsten, chì, ma nhê, vàng, pirit, hoàng thạch, và thủy điện.
Mức lương trung bình của công chức khoảng 47 USD mỗi tháng trong năm 2004. Nhưng đến năm 2011 chỉ còn tương đương với 2 USD mỗi tháng (khoảng 40.000 đồng Việt Nam!) nhưng họ sống tạm được nhờ vào tem phiếu bao cấp. Đa số công chức phải làm thêm nghề kinh doanh bất hợp pháp để nuôi sống bản thân.
+Các chỉ tiêu kinh tế của Bắc Triều Tiên hiện nay
Trong thập niên đầu của thế kỷ 21 nền kinh tế của Bắc Triều Tiên phát triển chậm nhưng ổn định.Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm như sau:

2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
1.3%
3.7%
1.2%
1.8%
2.2%
1.0%
1.6%
1.8%
3.7%
3.7%

- GDP (2010 : ước tính): 28 tỷ USD; công nghiệp 48.2% , dịch vụ 31% và nông nghiệp 20.8%.
- GDP (PPP) 2011 (ước tính):Tổng số: 45 tỷ USD; Thu nhập đầu người: 2.400 USD/năm.
- GDP (danh nghĩa) 2011 (ước tính): Tổng số: 32.7 tỷ USD; Bình quân đầu người: 1.800 USD.
- HDI (2011): 0.618 .

Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Bắc Triều Tiên

Sản phẩm nông nghiệp chính của Bắc Triều Tiên là: lúa, ngô, khoai tây, đậu tương, gia súc, thịt lợn, và trứng.
Nông nghiệp chiếm 20,9% GDP (năm 2009), 20,8 % (2010), cơ sở hạ tầng nói chung là nghèo và lạc hậu, các nguồn năng lượng thiếu hụt trầm trọng.
Sau đây là các ngành sản xuất nông nghiệp quan trọng của Bắc Triều Tiên trong năm 2007:

Cây trồng
Số lượng
(tấn)
Bình quân
đầu người (kg/năm)
Bình quân mỗi ngày
(g/người/ngày)
Năng lượng
Dinh dưỡng (kcal/người/ngày)
Táo
582.255,00
24,54
67,23
28,24
Lúa mạch
44.800,00
1,89
5,17
12,24
Đậu tương
278.028,00
11,72
32,10
109,47
Cà phê
6.442,00
0,27
0,74
0,35
Trái cây
661.500,00
27,88
76,38
31,94
Bắp
995.589,00
41,96
114,95
339,60
Hạt kê
39.650,00
1,67
4,58
11,35
Đậu phọng
13.858,00
0,58
1,60
3,37
Hành củ
79.800,00
3,36
9,21
3,50
Cọ dầu
6.000,00
0,25
0,69
6,12
Khoai tây
1.282.455,00
54,05
148,08
105,14
Gạo
1.838.748,03
77,49
212,31
757,25
Lúa
2.756.743,70
116,18
31,30
757,25
Cây lấy củ
331.527,00
13,97
38,28
138,46
Lúa mạch đen
40.411,00
1,70
4,67
14,88
Lúa miến
24.504,00
1,03
2,83
7,58
Dầu đậu nành
86.049,00
3,63
9,94
87,83
Đậu nành
98.700,00
4,16
11,40
42,62
Đường thô
62.603,26
2,64
7,23
25,74
Đường tinh
57.595,00
2,43
6,65
25,74
Củ cải đường
288.600,00
12,16
33,32
33,32
Cà chua
57.893,33
2,44
6,69
1,28
Rau cải
3.200.242,00
134,87
369,51
86,88
Bột mì
438.533,54
18,48
50,64
136,61
Rượu, bia (tổng số)
206.900,00
8,72
23,89
49,55
Cây lương thực (tổng số)
3.430.636,57
144,58
396,12
1,281,54
Trái cây các loại
1.243.757,00
52,42
143,61
60,18
Cây lấy dầu (tổng số)
98.700,00
4,16
11,40
42,62
Pulses + (Total)
278.052,00
11,72
32,11
109,48
Cây lấy củ các loại
1.571.055,00
66,21
181,40
138,46
Đường (tổng số).
62.603,26
2,64
7,23
25,76
Treenuts + (Total)
13.858,00
0,58
1,60
3,37
Cây lấy dầu (tổng số)
119.929,00
5,05
13,85
122,41
Rau quả tổng số
3.337.935,33
140,68
385,41
91,65
*= Unofficial figure | [ ] = Official data | F = FAO estimate | Fc = Calculated data
Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2012 | 24 April 2012

Sản xuất lúa gạo ở Bắc Triều Tiên

Bắc Triều Tiên trải qua trận lũ lụt kỷ lục và đói kém trầm trọng sau mùa hè năm 1995 và tiếp tục bị thiếu lương thực và suy dinh dưỡng trầm trọng trong những năm tiếp theo.
Ẩm thực Bắc Triều Tiên chủ yếu dựa vào gạo, rau, và các loại thịt. Bữa ăn truyền thống gồm cơm (nấu từ gạo hạt ngắn japonica) và các món ăn phụ (banchan) đi kèm. Kimchi là thức ăn thường xuyên trong mỗi bữa ăn với các loại nước chấm từ đậu nành và nhiều gia vị chế biến.
Ngũ cốc là những loại cây lương thực quan trọng nhất với chế độ ăn của dân Bắc Triều Tiên.
Trong thời kỳ tiền hiện đại, ngũ cốc như lúa mạch và kê là các loại cây lương thực chính và được bổ sung bằng lúa mì, lúa miến, và kiều mạch.
Lúa không phải là một cây trồng bản địa của Bắc Triều Tiên và cũng ít được trồng so với các loại cây lương thực khác. Nhìn chung gạo không phải là nguồn lương thực chính ở Bắc Triều Tiên.
Gạo được dùng để nấu cơm là chủ yếu, ngoài ra dùng để chế biến nhiều loại bánh từ bột gạo dùng trong các bữa ăn phụ.
Ở Bắc Triều Tiên chủ yếu dùng các giống lúa japonica truyền thống trồng trong mùa hè và năng xuất tối đa chỉ đạt 3-4 tấn/ha. Chỉ bằng ½ năng suất lúa ở các nước lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiện nay Bắc Triều Tiên còn trồng khoảng 200 giống lúa japonica truyền thống.
Các giống lúa cải tiến (improvement rice) và các giống lúa lai rất phổ biến ở Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Triều Tiên nhưng vẫn chưa tiếp cận được ở Bắc Triều Tiên do chưa thông thoáng về ngoại giao.
Một phần không nhỏ lượng gạo ở Bắc Triều Tiên được dùng để nấu rượu theo phương pháp cổ truyền.
Bảng sau đây cho biết diện tích thu hoạch (ha), năng suất (kg/ha) và tổng sản lúa (tấn) ở Bắc Triều Tiên từ năm 1961 đến năm 2010:

Năm
Diện tích thu hoạch
(Ha)
Năng suất lúa
 (Kg/Ha)
Sản lượng lúa 
(tấn)
1961
420,000
F
4,307.1
Fc
1,809,000
F
1965
480,000
F
3,968.8
Fc
1,905,000
F
1970
530,000
F
4,391.5
Fc
2,327,500
F
1975
625,000
F
4,501.9
Fc
2,813,700
F
1980
650,000
F
4,071.4
Fc
2,646,400
F
1985
645,000

3,276.0
Fc
2,113,000

1990
600,000

3,000.0
Fc
1,800,000

1995
582,000

3,463.9
Fc
2,016,000

2000
535,000

3,158.9
Fc
1,690,000

2001
572,000

3,601.7
Fc
2,060,200

2002
582,857

3,750.5
Fc
2,186,000

2003
584,000

3,842.5
Fc
2,244,000

2004
583,000

4,065.2
Fc
2,370,000

2005
583,400

4,428.2
Fc
2,583,400

2006
583,400

4,248.4
Fc
2,478,500

2007
583,400

3,204.5
Fc
1,869,500

2008
570,390

5,017.6
Fc
2,862,000
*
2009
569,000

4,105.4
Fc
2,336,000

2010
570,000

4,256.1
Fc
2,426,000

*= Unofficial figure | [ ] = Official data | F = FAO estimate | Fc = Calculated data
Source: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2012 | 24 April 2012
Tài liệu tham khảo
2-http://en.wikipedia.org/wiki/North_Korea From Wikipedia, the free encyclopedia