Jamaica: Cả nước chỉ trồng được 1 ha lúa!


Jamaica: Cả nước chỉ trồng được 1 ha lúa!

Bản đồ vị trí của Jamaica
Theo số liệu của FAOSTAT năm 2012, trong năm 2010 trên thế giới có 115 nước trồng lúa. Trong đó Jamaica là nước có diện tích trồng lúa thấp nhất thế giới với diện tích chỉ còn 1 ha, năng suất 2.000 kg/ha và tổng sản lượng lúa của quốc gia này đạt 2 tấn/năm!
Tại sao như vậy? Đây là câu hỏi mà các bạn cần tìm lời giải đáp.

Tìm hiểu về đất nước Jamaica

Jamaica (tên chính thức là Commonwealth of Jamaica) là một quốc đảo trong vùng vịnh Caribbean ở Trung Mỹ có chiều dài 234 km, chiều rộng 80 km. Tổng diện tích 10.991 km2 (tương đương 1.099.100 ha) trong đó diện tích mặt nước nội địa 1,5 %.
Đảo quốc này nằm cách phía Nam Cuba 145 km và cách phía Tây của đảo Hispaniola (gồm nước Haiti và Cộng hòa Dominica) 191 km.
Jamaica là hòn đảo lớn thứ ba trong vùng biển Caribbean. Nó nằm giữa vĩ độ 17° và 19° N, và kinh độ 76° và 79°W. Nước này có nhiều núi, bao gồm dãy Blue Mountains, cao nhất nội địa. Chúng được bao quanh bởi những vùng đồng bằng hẹp ven biển. 
Trên đảo quốc này có các thành phố, thị xã trực thuộc bao gồm thủ đô Kingston, thành phố Portmore, Thị xã Tây Ban Nha, Mandeville, Ocho Ríos, Port Antonio, Negril, và Montego Bay.
Cùng hoàn cảnh như các nước Nam Mỹ, Jamaica cũng bị thực dân Châu Âu xâm chiếm, đầu tiên là Tây Ban Nha trong thế kỷ 16-19 và Anh trong thế kỷ 20. Jamaica trở thành một tỉnh trong Liên bang Tây Ấn là thuộc địa của Anh ở Châu Mỹ.
Jamaica dần dần giành được độc lập từ Vương quốc Anh từ năm 1958 bằng cách đấu tranh ly khai khỏi Liên bang, cuối cùng dành độc lập hoàn toàn vào năm 1962. Hiện nay Jamaica trở thành đảo quốc công-nông nghiệp và du lịch với dân số khoảng 2,3 triệu người.
Jamaica có khí hậu nhiệt đới, với thời tiết nóng và ẩm hơn so với nội địa Nam Mỹ. Một số khu vực trên bờ biển phía nam, chẳng hạn như vùng đồng bằng Liguanea và Plains Pedro, là khu vực tương đối khô và đất đai dể nhiểm mặn. 
Jamaica nằm trong vành đai bão Đại Tây Dương và vì vậy hòn đảo này đôi khi bị thiệt hại đáng kể do bão. Nguồn thực vật của Jamaica đã thay đổi đáng kể qua nhiều thế kỷ. Khi người Tây Ban Nha đến năm 1494, ngoại trừ các vùng nông nghiệp nhỏ, đa số đất nước được bao phủ bởi rừng nhiệt đới. Thực dân Tây Ban Nha đã khai thác cây gổ rừng nguyên sinh để dùng vào mục đích xây dựng, Bên cạnh đó họ du nhập những cây trồng mới để phát triển nông nghiệp ở vùng đồng bằng, thảo nguyên và sườn núi.
Các cây trồng mới được trồng phổ biến bao gồm mía, chuối, cây có múi và cả cây lúa Châu Phi được mang đến từ Tây Phi và được trồng bởi những người nô lệ Châu phi trong thế kỷ 17-19.
Các khu vực mưa nhiều có các loài cây tre, dương xỉ, gỗ mun, gỗ gụ, gỗ hồng mộc. Cây xương rồng chịu hạn phát triển nhiều dọc theo khu vực ven biển phía nam và tây nam. Các khu vực này bao gồm nhiều đồng cỏ lớn, xen kẻ các rừng cây bụi thưa thớt.
Hệ sinh thái của Jamaica tương đối đa dạng bao gồm hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái ven biển với nhiều rạng san hô, rừng và núi đá vôi với nhiều hang động rất thích nghi cho ngành du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng phát triển.
Người Jamaica đã từng có tập quán trồng lúa và ăn cơm nấu từ gạo với những cách chế biến thức ăn từ gạo rất phong phú. Do ở vùng nhiệt đới chỉ có cây lúa có khả năng phát triển, các cây lương thực ôn đới không trồng được ở Jamaica.
Nhu cầu gạo của đảo quốc này hàng năm khoảng 100.000-200.000 tấn nhưng hoàn toàn phải nhập khẩu. Những năm gần đây do khí hậu biến đổi rõ rệt ảnh hưởng đến cây lúa nước này do khô hạn và nước biển nhiểm mặn vào đồng lúa.
Từ diện tích vài ngàn ha trồng lúa trong hai thập kỷ trước có khi năng suất lúa đạt trên 3 tấn/ha. Nhưng tù năm 2005 trở lại đây cây lúa hầu như bị xóa sổ ở Jamaica, cả nước chỉ còn trồng được duy nhất 1 ha tại Viện nghiên cứu lúa quốc gia. Tại Viện này đã đạt năng suất 3 tấn/ha trong năm 2005 và từ năm 2006 đến năm 2010 chỉ đạt năng suất 2 tấn/ha trên 1 ha trồng lúa còn tồn tại duy nhất của quốc gia này.
Dân số Jamaica trong năm 2010 (ước tính): 2.847.232 (133).
Mật độ: 252/km2 (hạng 49).
GDP (PPP) năm 2010 (ước tính): Tổng số 24,750 tỷ USD, bình quân đầu người 9.402 USD.
GDP (danh nghĩa) 2010 (ước tính): Tổng số 14,807 tỷ USD, bình quân đầu người 5.029 USD.
Jamaica có nền kinh tế hỗn hợp với các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân. Lĩnh vực chính của nền kinh tế Jamaica bao gồm nông nghiệp, khai thác mỏ, sản xuất, du lịch, dịch vụ tài chính và bảo hiểm. 
Du lịch và khai thác mỏ là những nguồn thu nhập hàng đầu của ngoại hối. Phân nửa nền kinh tế Jamaica dựa vào dịch vụ.

Lịch sử nghề trồng lúa ở Jamaica

Jamaica là nước có lịch sử trồng lúa từ vài trăm năm trước do người Tây Ban Nha mang giống lúa và mua cả nô lệ từ Châu Phi về trồng ở nước này. Trong đầu thế kỷ 20 các giống lúa mùa Châu Á cũng được du nhập để thay thế các giống lúa Châu Phi cổ điển. Khi giống lúa cải tiến ra đời từ IRRI và nhiều nước Châu Á cũng như ở Mỹ, Jamaica cũng chuyển hướng sang trồng giống lúa cải tiến.Trong lịch sử Jamaica là một trong các nước trồng lúa sớm nhất ở khu vực Caribbean
Trở lại các thập niên 1960s và 1970s, có nhiều giống lúa khác nhau được trồng trong các ruộng lúa dọc theo đường St Johns, gần Dovecot, trong đồi Hellshire, cũng như trên một trang trại rộng 3.000 mẫu Anh (khoảng 1.400 ha) ở gần Amity Hall. 
Trong những năm 1980, nghề trồng lúa phát triển tới vùng đồng bằng George và Meylersfield, hơn 1.800 mẫu Anh. 
Diện tích trồng lúa cao nhất của Jamaica ghi nhận được vào năm 1962 với 3.318 ha.
Năng suất lúa cao nhất là 3,902.1kg/ha vào năm 1982 và tổng sản lượng lúa cao nhất được ghi nhận vào năm 1963 là 5.588 tấn.
Nhưng từ 2005 đến 2010 Jamaica chỉ còn giữ được duy nhất có "một" ha lúa mỗi năm! Với năng suất lúa chỉ có 2 tấn/ha và tổng sản lượng lúa quốc gia chỉ có vỏn vẹn 2 tấn!
Đây là vấn đề tổn thất quan trọng đối với nghề trồng lúa của thế giới. Những câu trả lời có thể được giải thích bởi các nhà khoa học về lúa gạo thế giới và các quan chức Chính phủ Jamaica.
Bảng sau đây cho thấy lịch sử biến động qua 50 năm canh tác lúa ở Jamaica:

Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(kg/ha)
Tổng sản lượng
(tấn)
1961
3.237
1.506,6
4.877
1962
3.318
1.531,0
5.080
1963
2.549
2.192,2
5.588
1964
1.821
1.506,3
2.743
1965
1.619
1.506,5
2.439
1966
927
1.499,5
1.390
1967
480
1.535,4
737
1968
400
1.502,5
601
1969
470
1.512,8
711
1970
405
1.506,2
610
1971
320
1.518,8
486
1972
100
1.610,0
161
1973
140
1.742,9
244
1974
160
1.812,5
290
1975
1.400
1.900,7
2.661
1976
1.000
1.984,0
1.984
1977
600
2.185,0
1.311
1978
1.200
2.007,5
2.409
1979
600
2.028,3
1.217
1980
912
2.619,5
2.389
1981
747
2.490,0
1.860
1982
575
2.671,3
1.536
1983
868
3.902,1
3.387
1984
1.565
3.427,5
5.364
1985
1.403
3.036,4
4.260
1986
777
3.180,2
2.471
1987
1.092
2.066,9
2.257
1988
398
4.349,2
1.731
1989
154
3.350,6
516
1990
93
2.365,6
220
1991
208
2.701,9
562
1992
211
2.398,1
506
1993
86
3.127,9
269
1994
87
2.908,0
253
1995
65
2.430,8
158
1996
21
1.428,6
30
1997
18
1.611,1
29
1998
16
1.875,0
30
1999
29
1.069,0
31
2000
13
923,1
12
2001
24
1.375,0
33
2002
11
909,1
10
2003
13
1.076,9
14
2004
7
1.428,6
10
2005
1
3.000,0
3
2006
1
2.000,0
2
2007
1
2.000,0
2
2008
1
2.000,0
2
2009
1
2.000,0
2
2010
1
2.000,0
2
Nguồn: FAOSTAT -2012

Tìm đường tương lai cho cây lúa của Jamaica ?

Cựu Bộ trưởng Bộ nông nghiệp của Jamaica,Tiến sĩ Christopher Tufton (2010) đã bày tỏ sự hài lòng với kế hoạch của mình là tìm cách sản xuất cây lúa trong nước để đáp ứng 25% nhu cầu gạo tiêu thụ của nước này cần trong vòng 5-7 năm tới.
Ngay từ đầu, dự án được triển khai tại Trang trại thử nghiệm lúa Hữu Nghị Jamaica, đã đầu tư 5 triệu đôla Jamaica (J$) để trồng 25 mẫu Anh trong năm trong năm 2009, nhưng không thu hoạch được.
Rất tiếc kế hoạch của ông chưa được triển khai tiếp tục thì ông đã bị mất chức Bộ trưởng!.
Theo Richard Saddler người đứng đầu Viện nghiên cứu lúa quốc gia Jamaica (JRIDU), người đã giữ lại được 1 ha ruộng lúa của nước này từ năm 2005 đến nay nói rằng mỗi năm Jamaica phải dành khoảng 70 triệu USD để nhập khoảng 100.000 tấn gạo thành phẩm để tiêu thụ nội địa, và ông quyết tâm cứu vản cây lúa của Jamaica trong thời gian tới.
Theo tân BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP Jamaica ông Roger Clarke (2012) cho biết Chính phủ đang xây dựng một kế hoạch đầy tham vọng để đưa 500 mẫu Anh đất vào canh tác lúa trong tháng 7/2012 và tiến tới trồng 1.500 mẫu Anh trong năm tới và 2.500 mẫu Anh cho những năm tiếp theo. Ông cho biết rằng Ngân hàng Phát triển của Jamaica (DBJ) sẽ cho vay từ 120-150 triệu USD để tài trợ cho dự án. Nếu dự án thành công sẽ đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu gạo trong nước.
Hy vọng vào các giống lúa cao sản
Chín giống lúa từ Guyana, Hoa Kỳ và Cộng hòa Dominica đã được trồng tại Trại nghiên cứu lúa của Chính phủ tại Bodles, St Catherine để xác định tính phù hợp trước khi sản xuất đại trà.
Lưu ý rằng Jamaica sẽ có thể đạt năng suất ít nhất 6 tấn/ha với các giống mới như đã được trồng ở các nước sản xuất ra hạt giống.. Đây là hy vọng của tân Bộ trưởng Nông nghiệp Jamaica.
Chúc ông thành công để giữ được chiếc ghế Bộ trưởng của mình!
Nguon: WESTERN BUREAU
Tài liệu tham khảo