Lịch sử cây trồng biến đổi gen trên thế giới
Cây trồng biến đổi gen là cây
trồng mới được được áp dụng kỹ thuật di truyền hiện đại để làm biến đổi cấu
trúc ADN của nhân tế bào nhằm tạo ra các tính trạng mới theo ý muốn của con
người như tính kháng sâu bệnh, tính thích nghi, phẩm chất, màu sắc... của nông
sản..
Về bản chất của cây trồng biến đổi gen là sự biến đổi
vật chất di truyền, tiếp nhận những gen mới, kết quả là xuất hiện những tính
trạng mới. Quá trình biến đổi vật chất di truyền (thêm gen mới) nhờ vào công
nghệ chuyển gen hiện đại. Nếu so sánh quá trình biến đổi gen với quá trình đột
biến trong tự nhiên thì về bản chất của hai quá trình này gần giống như nhau.
Bởi vì quá trình tiến hóa của sinh vật đều dựa vào quá trình biến đổi vật chất
di truyền, trong đó đột biến đóng vai trò quan trọng.
Dưới tác động của các nhân tố gây đột biến, vật chất
di truyền được biến đổi theo hai hướng: thêm đoạn gen hay bớt đoạn gen. Quá
trình thêm đoạn nhờ công nghệ chuyển đổi gen tương tự như quá trình thêm đoạn
AND trong đột biến tự nhiên. Tuy nhiên hai quá trình này cò nhiều điểm khác
nhau:
-Quá trình chọn lọc tự nhiên chỉ giữ lại những biến dị
có lợi cho quá trình tiến hóa của loài.
-Còn trong kỹ thuật chuyển gen cây trồng chỉ giữ lại
tính trạng định hướng trước theo ý muốn của con người nhằm vào mục đích kinh tế
hoặc chất lượng và không đóng góp gì cho sự tiến hóa của loài.
Quá trình hình thành tính trạng mới trong tự nhiên
phải diễn ra hàng trăm năm, hàng ngàn năm hoạc hàng triệu năm, còn quá trình
chuyển đổi gen theo công nghệ hiện đại chỉ cần 1-2 năm để bổ sung các tính
trạng ưu việt mới.
Quá trình tiếp nhận gen mới trong tự nhiên bị ngăn cản
bởi ranh giới loài, công nghệ chuyển gen cho phép di chuyển các gen mới từ các
loài khác mà phương pháp lai tạo truyền thống không thể thực hiện được.
Mặc dù cây trồng chuyển đổi gen đang bị công kích bởi
các nhà bảo vệ tự nhiên cũng như các tôn giáo và những trường phái bảo thủ.
Song với tính ưu việt của cây trồng chyến đổi gen, xu thế mở rộng diện tích
thay dần cho cây trồng truyền thống là điều hiển nhiên, trước hết ở những nước
có nền công nghệ sinh học và nền nông nghiệp tiên tiến.
Cây trồng biến đổi gen được đề cập ở mục này chỉ ra
những giống cây trồng được chọn tạo bằng kỹ thuật di truyền hiện đại, chuyển
vào cây trồng truyền thống những gen hoàn toàn mới từ các sinh vật khác vào cây
trồng như từ gen của cây trồng khác loài, từ vi khuẩn, tảo, nguyên sinh động
vật...
Các lĩnh vực thử nghiệm đầu tiên của thực vật biến đổi
gen xảy ra ở Pháp và Mỹ trong năm1986, khi cây thuốc lá được thiết kế để đề
kháng với thuốc diệt cỏ. Năm
1987, Viện di truyền thực vật Ghent (Bỉ) , được thành lập bởi Marc
Van Montagu và Jeff Schell, được các Công ty đầu tư để phát triển kỹ thuật
di truyền trên cây thuốc lá với khả năng chịu côn trùng bằng cách thể hiện gen mã
hóa cho protein diệt côn trùng từ loài vi
khuẩn BT (Bacillus thuringiensis).
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên cho phép thương mại
hóa cây thuốc lá biến đổi gen kháng vi-rút vào năm 1992. Cây trồng biến
đổi gen đầu tiên được chấp thuận cho bán tại Mỹ năm 1994 là cây cà chua FlavrSavr
có thời gian bảo quản lâu hơn.
Năm 1994, Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn cây thuốc
lá thiết kế có khả năng chịu thuốc diệt cỏ bromoxynil ,là cây
trồng biến đổi gen đầu tiên trên thị trường ở Châu Âu.
Năm 1995, khoai tây biến đổi gen BT đã được phê
duyệt an toàn của Cơ
quan Bảo vệ môi trường, là cây thực phẩm biến đổi gen đầu tiên cây trồng được chấp thuận
tại Hoa Kỳ.
Năm 2009 có 25 quốc gia nghiên cứu, sản xuất, nhập
khẩu cây trồng biến đổi gen, trong đó chủ yếu là các nước phát triển và đang
phát triển (15 nước). Diện tích cây biến đổi gen khoảng 180 triệu ha, trong đó
Hoa Kỳ 62,5 triệu ha, Argentina
21 triệu ha, Brazil 15,8 triệu
ha, Ấn Độ 7,6 triệu ha, Canada
7,6 triệu ha...
Theo đánh giá
của Clive James, giám đốc của ISAAA (Cơ quan dịch vụ quốc tế về tiếp thu các
ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp). Chỉ trong 15 năm sau khi thương
mại hóa, cây trồng công nghệ sinh học biến đổi gen vượt 180 triệu ha trong năm
2010, trong đó có 154 triệu nông dân ở 29 quốc gia hiện đang được hưởng lợi từ
công nghệ mới này. Với sự gia
tăng 87 lần chưa từng có từ năm 1996 đến 2010, cây trồng công nghệ sinh học là
công nghệ cây trồng được áp dụng nhanh nhất trong lịch sử của nông nghiệp hiện
đại.
Trong năm 2010,
các nước đã phát triển các loại cây trồng biến đổi gen nhất là Hoa Kỳ (45%),
Brazil (17%), Argentina (15%), Ấn Độ (6%), Canada (6%), Trung Quốc (2%),
Paraguay (2%), Pakistan (2%), Nam Phi (1%) và Uruguay (1%).
Tại Mỹ trong năm
2010 cây trồng giống biến đổi gen đã chiếm: 93% diện tích trồng đậu tương, 93%
bông, 86% ngô và 95% của củ cải đường. Trong đó giống đậu tương biến đổi gen
được ghép vào gen kháng thuốc diệt cỏ glyphosate. Bông và ngô được chuyển vào
cả 2 gen chống thuốc diệt cỏ glyphpsat và gen diệt côn trùng BT ( được chuyển từ loài vi khuẩn Bacillus
thuringiensis).
Năm 2010 là kỷ
niệm 15 năm thương mại hóa cây trồng biến đổi gen, 1996-2010. Diện tích cây
trồng biến đổi gen (tính theo luỹ kế) giai đoạn 1996-2010 vượt 1 tỷ ha (tương
đương với tổng diện tích rộng lớn của Mỹ hoặc Trung Quốc), rõ ràng điều đó cho
thấy cây trồng biến đổi gen đang được chấp nhận và phát triển mạnh.