Nguồn gốc giống lúa trồng
1-Các giống lúa hoang dại (Oryza sp.)
Người ta cho rằng tổ tiên của Chi
lúa (Oryza) bắt nguồn từ loài cây Hòa
thảo hoang dại trên siêu lục địa Gondwana (trước khi tách các lục địa) cách nay
ít nhất 130 triệu năm và phát tán rộng khắp các Châu lục trong quá trình trôi
dạt lục địa.
Trong đầu thế kỷ 20 người ta tìm
thấy trên 20 loài lúa hoang dại còn tồn tại trên trái đất, thuộc Chi lúa (Oryza)
và có 2 loài trong số chúng được thu hoạch tự nhiên cách nay hàng chục ngàn năm
và thuần hóa thành lúa trồng cách nay trên 10.000 năm, đó là loài lúa Châu Á (Oryza sativa) và loài lúa Châu Phi ( Oryza glaberrima).
Các loài lúa hoang còn lại mọc tự
nhiên trên các cánh đồng hoang, cho đến hiện nay các cánh đồng hoang đã được
khai thác, nhiều loài lúa hoang cũng đã bị tiệt chủng và bị đe dọa tiệt chủng. Các
loài lúa hoang bị tiệt chủng gần đây nhất là: O. australiensis, O. latifilia, O. meridionnalis, O. officinalis và O. punctata. Các loài lúa hoang hiện
đang còn tồn tại có nguy cơ sắp bị tiệt chủng là: O. barthii, O. longistaminata, O. rufipogan và O. nivara.
Các loài còn lại đang sống tự nhiên
ở các vùng đầy lầy chưa được khai phá với diện tích bị thu hẹp dần. Các giống
lúa hoang dại có một số là tổ tiên của giống lúa trồng và là nguồn nguyên liệu
di truyền quý báu dùng trong lai tạo các giống lúa cải tiến nhờ những gen thích
nghi với nhiều kiểu môi trường tự nhiên và kháng sâu bệnh tốt.
Tổ tiên của loài lúa Châu Á (O. sativa) là một loài lúa hoang phổ
biến (Oryza rupipogon) có nguồn gốc
quanh chân núi Hymalaya, loài này được thuần hóa thành lúa trồng hiện đại bao gồm
thứ indica (O. Sativa var indica) ở
phía Ấn Độ, thứ japonica (O. Sativa var
japonica) ở phía Trung Quốc và thứ javanica (O. Sativa var javanica)
hay (O. sativa var japonica nhiệt đới).Lúa hoang là tổ tiên
sinh những giống lúa trồng chính được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp
thế giới hiện nay.
2-Lịch sử phát triển của các giống lúa trồng Châu Á (Oryza Sativa)
Đã có rất nhiều cuộc tranh luận về
nguồn gốc của giống lúa trồng, mỗi quốc gia đều nêu ra bằng chứng văn hóa cho
rằng nước mình là cái nôi phát sinh ra giống lúa trồng. Tuy nhiên vào năm 2011,
một nổ lực kết hợp của các trường Đại học Stanford, Đại học New York, Đại học
Whasington và Đại học Purdue đã cung cấp bằng chứng kết luận rằng lúa trồng có
nguồn gốc duy nhất từ thung lũng của sông Dương Tử ở Trung Quốc.
Thời điểm chính xác của việc thuần
hóa đầu tiên là không rõ, nhưng tùy vào đồng hồ phân tử được sử dụng bởi các
nhà khoa học, nó biến động từ 13.500- 8.200 năm trước Công nguyên (TCN). Các
công cụ thời kỳ đồ đá mới ở đồng bằng sông Dương Tử Trung Quốc cho biết người
Trung Quốc đã dùng gạo cách nay khoảng 11.500 năm, nhưng không rõ đó là gạo do
lúa trồng hay từ lúa hoang dại.
Nhiều nền văn minh có bằng chứng về
trồng lúa rất sớm, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, và các nền văn minh Đông Nam Á.
Tuy nhiên, các bằng chứng khảo cổ học đầu tiên xác định là từ miền Trung và
miền Đông Trung Quốc cách ngày nay khoảng 7.000-5.000 năm TCN.
Bằng chứng về canh tác lúa nước vào
khoảng 2.200 năm TCN đã được phát hiện tại Chiang Ban và Ban Prasat ở Thái Lan.
3- Lịch sử phát triển loài lúa trồng Châu Phi (Oryza Glaberrima)
Loài lúa trồng Châu Phi (Oryza glaberrima), thường gọi tắt là lúa Châu Phi, là một loài lúa thuần,
ít phổ biến hơn và ít nổi tiếng hơn so với loài lúa Châu Á (Oryza sativa). Lúa Châu Phi có giả
thuyết là được gieo trồng cách nay từ 3.500 năm TCN, nhưng được chứng minh là
đã thuần hóa 3.000-2.000 năm TCN trong nội địa vùng đồng bằng sông Niger Thượng
, nơi tổ tiên hoang dã của nó còn tồn tại là giống lúa hoang Châu Phi (Oryza barthii).
Trong thời gian từ 1.500-800 năm TCN
nó mở rộng từ đồng bằng sông Niger đến Senegal, từ thế kỷ thứ 6-11 sau Công
nguyên (SCN) nó còn lan tỏa đến Ả Rập. Trong thế kỷ thứ 18-19 lúa Châu Phi được
du nhập vào Bắc và Nam Mỹ cùng thời kỳ người Châu Âu mua nô lệ từ Châu Phi để
khai thác các thuộc địa ở Châu Mỹ, đa số nô lệ từ Châu Phi phục vụ cho nghề
trồng lúa ở vùng đất mới này trong thời kỳ sử dụng nô lệ.
4- Lịch sử phát triển các giống lúa thuần địa phương
Lúa giống đã là chuyện của người nông dân
ở Châu Á hàng ngàn năm. Trong quá trình thu thập, tuyển chọn, trao
đổi, bảo tồn và thử nghiệm với cây lúa, trên thế giới đã có hàng trăm ngàn giống lúa địa phương có đặc
điểm di truyền khác nhau.
Bằng
con đường di truyền và biến dị, các giống lúa thuần địa phương ở các nước trồng
lúa thật phong phú. Những giống lúa không được ưa chuộng bị đào thải và những
giống lúa được ưa chuộng được giữ lại và nhân rộng trên nhiều vùng khác nhau,
trong đó có cả việc du nhập giống lúa từ nước này sang nước khác, vùng này sang
vùng khác.
Do
cây lúa có cơ chế tự thụ phấn là chính nên các giống lúa địa phương trải qua
hàng trăm năm vẩn giữ được tính thuần nhất về mặt di truyền. Đương nhiên sự
giao phấn chéo và sự đột biến cũng có thể làm cho một giống lúa có lẩn tạp di
truyền nên cũng cần phải có chu kỳ phục tráng và lọc thuần để bảo đảm đặc tính
ban đầu.
Các
giống lúa thuần địa phương chủ yếu là loài O.
Sativa var indica ở các nước Nam Á và Đông Nam Châu Á. Loài O. Sativa var japonica ở Bác Trung Quốc,
Nhật Bản và Nam, Bắc Triều Tiên. Loài O. Sative
var java ở một số vùng cao của Indonesia và Philippines. Loài O. Glaberrima ở Châu Phi và Nam Mỹ (di
thực từ Châu Phi).
Trong
những năm 1960s trong loài O.sativa
có hàng trăm ngàn giống lúa thuộc O.
Sativa var indica, hàng chục nghìn giống thuộc O.sativa var japonica, hàng ngàn giống thuộc O.sativa var javanica và hàng trăm giống thuộc O. Glaberrima.
Số
lượng và diện tích các giống lúa thuần địa phương đã bị suy giảm nghiêm trọng
kể từ khi giống lúa cải tiến ra đời từ cuối những năm 1960s. Hiện nay ở mỗi
nước chỉ còn giữ lại một só rất ít giống lúa thuần địa phương như là những
giống lúa đặc sản của mỗi nước.
Sau
đây là ví dụ những giống lúa thuần địa phương nổi tiếng ở một số nước vùng Đông
Nam Á:
1-Các giống lúa thuần địa phương Việt Nam
Dự Hương (Miền Bắc Việt
Nam), Nàng Thơm Chợ Đào (xã Mỹ Lệ
huyện Cần Đước , tỉnh Long An). Nếp cái hoa vàng (Nam Định). Nếp Cẩm (Miền Bắc Việt Nam). Nếp Tú Lệ (Miền Bắc Việt Nam).Tài Nguyên (tỉnh Long An). Tám Xoan (huyện Hải
Hậu , tỉnh Nam Định).
2-Các giống lúa thuần địa phương Campuchia
Phka Malis - tương tự
như gạo thơm của Thái Lan, Neang Khon, Phka Khnei - một giống thơm, phka có
nghĩa là "hoa", Neang Minh - gạo hạt dài, Phka Romdul, Bonla Pdao, Sen
Kro Ob, Sen Pi Đạo.
3-Các iống lúa thuần địa phương Philippine
Baysilanon, Dinorado, Ifugao (tên tỉnh), Maharlika, Milagrosa Pino,
Segadis Milagrosa, Kalinayan, Sinandomeng, Angelika, Azucena, Malagkit, Wagwag
và khoảng 80 giống khác trong đó bao gồm các giống lúa gạo màu: đỏ, nâu, đen, trắng,
gạo nếp.