Cây lúa thế giới ngày nay


Thực trạng sản xuất Cây lúa trên thế giới ngày nay


  Cảnh thu hoạch lúa  tại Việt Nam

Giới thiệu khái quát

Lúa là loài thực vật một lá mầm (monocot) thuộc Oryza sativa   (Lúa Châu Á) hoặc   Oryza glaberrima   (Lúa Châu Phi). Là một loại  ngũ cốc làm lương thực quan trọng cho khoảng ½ dân số của thế giới, đặc biệt là ở  Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Lúa là loài cây lương thực có sản lượng đứng hàng thứ ba trên thế sau ngô, và   lúa mì. Tuy nhiên, gạo là lương thực chính cho khoảng một nửa dân số thế giới trong tất cả các thời kỳ lịch sử.
Cây ngô tuy đứng đầu về sản lượng nhưng nó được sử dụng với nhiều mục đíc khác nhau, trước hết làm thức ăn cho gia súc, sau đó là dùng trong công nghiệp và một phần nhỏ làm thức ăn cho người. Trái lại gạo được dùng gần toàn bộ để làm lương thực cho người do đó nó là nguồn lương thực chính cho ½ dân số thế giới. Lượng calori từ gạo cung cấp hơn 1/5 tổng lượng calori cần thiết trong dinh dưỡng của con người trên toàn thế giới.
Có rất nhiều giống lúa đáp ứng những yêu cầu về khẩu vị ở mỗi vùng khác nhau trên thế giới. Do tầm quan trọng của gạo như một loại lương thực chủ yếu, sản xuất lúa gạo còn gắn liền với những nền văn hóa trồng lúa lâu đời ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Ở các nước trồng lúa truyền thống, nghề trồng lúa gắn liền với nền văn hóa địa phương như xóm làng, lễ hội…Ngày nay nghề trồng lúa phù hợp với các quốc gia đang phát triển vì sự mưu sinh của đông đảo lực lượng nông dân. Thường được duy trì và phát triển ở các quốc gia vùng nhiệt đới, có lượng mưa cao và chi phí lao động thấp.
Mặc dù các giống lúa trồng phát sinh từ Châu Á và Châu Phi, nhưng hiện nay cây lúa được phát triển ở tất cả các Châu lục khác có điều kiện khí hậu và thời tiết thích hợp. Ví dụ cây lúa ngày nay còn được mở rộng sang Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Úc.
Việc di cư dân số giữa các khu vực, các Châu lục, dân số gia tăng và thương mại hóa toàn cầu làm cho cây lúa ngày càng mở rộng diện tích trồng ở những nơi có điều kiện nhằm giải quyết vấn đề an ninh lương thực ở mỗi nước trồng lúa và là nguo2n thu nhập chính của đại đa số nông dân ở các nước đang phát triển.
Về giá trị dinh dưỡng, trong 100 g gạo trắng hạt dài có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:

Năng lượng
1.527 kJ (365 kcal)
Axit pantothenic (B 5)
1,014 mg (20%)
Carbohydrates
80 g
Vitamin B 6
0,164 mg (13%)
-   Đường
0,12 g
Calcium
28 mg (3)
-   Chất xơ
1,3 g
Ủi
0,80 mg (6%)
Chất béo
0,66 g
Magnesium
25 mg (7%)
Protein
7,13 g
Mangan
1,088 mg (52%)
Nước
11,61 g
Photpho
115 mg (16%)
Thiamine (vit. B 1)
,0701 Mg (chiếm 6%)
Kali
115 mg (2%)
Riboflavin (vit. B 2)
0,0149 mg (1%)
Kẽm
1,09 mg (11%)
Niacin (vit. B 3)
1,62 mg (11%)


Gạo là một nguồn cung cấp protein và thức ăn chủ yếu ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng gạo không phải là một loại lương thực giàu protein: nó không chứa tất cả các   axit amin thiết yếu với số lượng cần thiết cho sức khỏe tốt, nên khi ăn cơm hoặc các dạng thực phẩm từ bột gạo cần được kết hợp với các nguồn protein khác, chẳng hạn như các loại đậu, cá, thịt…
Gạo là lương thực chủ yếu của nhiều nước, có 17 quốc gia ở Châu Á và Thái Bình Dương, 9 quốc gia ở Bắc và Nam Mỹ và 8 quốc gia ở Châu Phi dùng gạo cung cấp trên 90% nhu cầu calori từ chất bột như Philippines, Việt Nm, Campuchia, Ấn Độ…Gạo cung cấp gần 20% nguồn năng lượng từ thực phẩm cho con người trên toàn thế giới, trong khi đó lúa mì cung cấp 19% và ngô là 5%.

Lịch sử thuần hoá và canh tác lúa trên thế giới

Lịch sử cổ đại

Cây lúa được trồng rộng rải và hình thành những nền văn minh lúa nước xuất hiện ở Châu Á khoảng 4.000 năm và ở Châu Phi khoảng 3.500 năm trước đây.
-Cây lúa trồng ở Châu Á
Các nhà khoa học hiện đại công nhận rằng cây lúa được thuần hóa từ cây lúa hoang dại thành cây lúa trồng xuất hiện đầu tiên trong khu vực đồng bằng thung lũng của sông Dương Tử ở Trung Quốc . Số lượng lớn các di chỉ lúa hoang dại trong trầm tích ở thung lũng Diaotonghuan (TQ) có niên đại khoảng12.000-11.000 năm trước Công nguyên (TCN). Những thay đổi dạng hình của lúa hoang ở Diaotonghuan có niên đại từ 10.000-8.000 năm, cho thấy rằng trong thời gian này cây lúa hoang bắt đầu được thuần hóa.
Ngay sau đó hai chính giống   Indica    Japonica / Sinica   lúa đã được trồng ở Trung tâm Trung Quốc. Trong 3 thiên niên kỷ TCN đã mở rộng nhanh chóng nghề trồng lúa vào lục địa Đông Nam Á và về phía Tây qua Ấn Độ và Nepal .
Các hóa thạch cây lúa tìm thấy ở Ấn Độ sớm nhất từ 7.000-6.000 năm TCN, mặc dù hiện nay được chấp nhận rộng rải là cây lúa trồng ở Ấn Độ trong khoảng 3000-2500 TCN vớ những phát hiện các nền văn minh lúa nước ở các khu vực thung lũng sông Ấn (Indus).
Hiện nay các loài lúa hoang dại được xem là tổ tiên của loài lúa trồng vẩn còn mọc hoang ở Assam      Nepal . Nó dường như đã xuất hiện khoảng 1.400 TCN ở miền Nam Ấn Độ sau khi cây lúa được thuần hoá trong vùng đồng bằng phía bắc.
Ngày nay, phần lớn sản lượng gạo thế giới được sản xuất ở Trung Quốc ,   Ấn Độ ,  Indonesia ,   Pakistan , Bangladesh ,   Việt Nam ,   Thái Lan ,   Myanmar ,   Philippines và   Nhật Bản. Châu Á hiện nay vẫn còn chiếm 92% tổng sản lượng lúa gạo của thế giới.
-Cây lúa trồng ở  Châu Phi
Lúa Châu Phi đã được gieo trồng cách nay khoảng 3.500 năm. Giữa 1500 và 800 năm TCN,   Oryza glaberrima lan tỏa từ trung tâm khởi phát ban đầu của nó là đồng bằng sông  Niger River và mở rộng đến Senegal . Tuy nhiên, nó không bao giờ phát triển xa khu vực ban đầu của nó do loài lúa Châu Phi là loại hạt cốc chưa thật hấp dẫn. 
Loài lúa Châu Phi dần về sau này bị cạnh tranh bởi loài lúa Châu Á ngay trên lục địa Châu Phi. Luồng thứ nhất mang các giống lúa cổ đại Châu Á vào Châu Phi bở người Á Rập từ bờ biển phía Đông Địa Trung Hải và khoảng giữa thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 11 sau Công nguyên. Nó đã giúp Châu Phi chinh phục nạn đói của năm 1203. Luồng thứ hai du nhập các giống lúa Châu Á cận đại vào Châu Phi do các nhà thám hiểm và do thám thuộc địa người Bồ Đào Nha đã mang các giống từ Ấn Độ và Đông Nam do họ thu thập được trong các hải trình vào đến Châu Á và mang các giống lúa Châu Á vào Châu Phi trong giữa thế kỷ 16. Luồng thứ ba nhập các giống lúa Châu Á vào Châu Phi sau khi Viện lúa Quốc tế IRRI đã tạo ra hàng loạt các giống lúa cải tiến bắt đầu từ giống lúa IR8 được phóng thích từ năm 1966.
Cây lúa Châu Á có phẩm chất gạo ngon hơn lúa Châu Phi nhưng khó thích nghi hơn lúa Châu Phi nên cũng phát triển chậm chạp trên lục địa này.
-Cây lúa trồng ởTrung Đông
Iraq cây lúa gốc Châu Á được trồng ở một số khu vực ở miền nam Iraq . Với sự nổi lên của Hồi giáo, nó di chuyển về phía Bắc đến Nisibin, bờ phía Nam của biển  Caspian và sau đó vượt ra ngoài thế giới Hồi giáo đến thung lung của sông  Volga .  Ai Cập , lúa gạo chủ yếu được trồng ở đồng bằng sông Nile. Palestine , ngày nay là Israel , lúa được trồng ở thung lũng Jordan . Lúa cũng được trồng ở Yemen .
-Cây lúa trồng ở Châu Âu
Người Moor đã mang các giống lúa Châu Á đến bán đảo Iberia   trong thế kỷ thứ 10. Theo ghi chép, nó đã được trồng ở   Valencia      Majorca . Trong Majorca , Trồng lúa dường như đã dừng lại sau khi người Kitô giáo chinh phục, bài bác ăn cơm từ gạo ở Châu Á (giả thuyết này không chắc chắn).
Người Hồi giáo cũng mang gạo  Sicily, nơi mà nó là loại cây trồng quan trọng lâu trước khi nó được ghi nhận ở vùng đồng bằng   Pisa   (1468), hoặc trong đồng bằng Lombard (1475), nơi canh tác của nó được thúc đẩy bởi Ludovico Sforza, Công tước của Milan, và chứng minh trong các trang trại mô hình của ông.
Sau thế kỷ 15, gạo lan rộng khắp nước Ý và sau đó đến Pháp , sau đó lan truyền đến tất cả các Châu lục trong thời kỳ thăm dò thuộc địa ở Châu Âu.
-Cây lúa trồng ở vùng Caribbean Châu Mỹ La Tinh
Lúa trồng không có nguồn gốc bản địa ở Châu Mỹ và đã được mang tới Châu Mỹ La Tinh   và vùng vịnh Caribbean bởi thực dân Châu Âu khi chiếm đóng thuộc địa này từ đầu thế kỷ thứ 16. Thực dân Tây Ban Nha giới thiệu các giống lúa Châu Á được trồng ở  Châu Phi vào Mexico trong những năm 1520s tại   Veracruz      Bồ Đào Nha giới thiệu các giống lúa Châu Á đến Brazil.
Người nô lệ châu Phi   đóng vai trò chính trong việc trồng trọt cây lúa ở Tân lục địa, trong thời kỳ đầu ở Châu Mỹ trồng giống lúa Châu Phi là chủ yếu do chính những người nô lệ mang hạt giống từ Châu Phi đến Châu Mỹ và sau đó chính thực dân Châu Âu mang các giống lúa do họ chọn ra từ các thuộc địa ở Châu Á sang trồng ở các thuộc địa ở Châu Mỹ.
Hiện nay một số Công ty ở Bắc Mỹ đang tích cực vận động các thổ dân ở Miền Đông Hoa Kỳ khai thác giống lúa hoang dại không có liên di truyền với hai loài lúa trồng Châu Á và Châu Phi để dùng gạo trong hệ thống nhà hàng và khách sạn nghỉ dưỡng.
-Lúa trồng ở Hoa Kỳ
Năm 1694, cây lúa được nhập vào Bang Nam Carolina, có thể có nguồn gốc từ   Madagascar.Hoa Kỳ, thực dân   Bang Nam Carolina   Georgia   phát triển và tích lũy được của cải rất lớn từ các lao động nô lệ thu được từ   Senegambia   khu vực Tây Phi và từ ven biển Sierra Leone .
Cây lúa vùng Đông Nam Mỹ trở nên ít lợi nhuận hơn với sự mất mát của lao động nô lệ sau cuộc nội chiến Hoa Kỳ, và cuối cùng mất đi vào cuối thế 20.
Hiện nay cây lúa đang phục hồi và mở rộng diện tích ở Hoa kỳ nhằm vào mục đích thương mại. Người Mỹ chính thống rất ít ăn cơm, một phần sản lượng gạo ở Mỹ được bán ở nội địa dành cho người Mỹ gốc Chây Á và Châu Phi, phần còn lại được xuất khẩu theo các gói viện trợ lương thực.
Ở miền Nam Hoa Kỳ , lúa đã được trồng ở phía nam các Bang  Arkansas ,  Louisiana , và phía đông Texas kể từ giữa thế kỷ 19.
Trong những năm gần đây sản xuất lúa gạo đã tăng lên ở Bắc Mỹ, đặc biệt là trong  đồng bằng sông Mississippi các khu vực thuộc các bang   Arkansas     Mississippi .
Hơn 100 giống lúa được sản xuất thương mại chủ yếu trong sáu tiểu bang (Arkansas , Texas , Louisiana , Mississippi , Missouri , Và California ) ở Mỹ.
Sản xuất lúa gạo ở Mỹ (2006) có giá trị 1,88 tỷ USD, khoảng một nửa được   xuất khẩu. Gạ Mỹ cung cấp khoảng 12% của gạo thương mại thế giới. Phần lớn sử dụng trong nước. Ở Mỹ gạo là thực phẩm sử dụng trực tiếp (58%), trong khi 16% được sử dụng trong thực phẩm chế biến và bia,10% còn lại dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Cây lúa trồng ở Úc
Lúa là một trong những cây trồng ở Úc do người định cư từ Anh mang đến, là những người người đã có kinh nghiệm phát triển với các ruộng lúa ở Châu Mỹ và tiểu lục địa Ấn Độ.
Mặc dù nỗ lực để trồng lúa ở phía Bắc nước Úc đã thực hiện trong nhiều năm, họ đã luôn thất bại vì độc tố sắt và   mangan trong đất trồng lúa ở Úc và những thiệt hại do sâu bệnh.
Trong những năm 1920, cây lúa ở Úc được xem như là một cây trồng có thể   thủy lợi hóa trong phạm vi lưu vực sông Murray-Darling vốn không thuận lợi cho việc trồng hoa quả và quá khó phát triển cây lúa mì.
Mặc dù lượng mưa thấp ở vùng ôn đới của Úc nhưng đầu tư thủy lợi vẩn còn rẽ, cây lúa phục hồi trở lại ở khu vực  Riverina vào năm 1951.
Ngay khi Úc sản xuất lúa gạo vượt yêu cầu tiêu thụ ở trong nước, gạo được xuất khẩu Nhật Bản đã trở thành một nguồn lớn ngoại tệ.
Các ngành công nghiệp lúa gạo của Úc là một cơ hội, với diện tích được trồng khác nhau được phân bố nước từ các công trình thủy lợi ở  Murray   và ở Murrumbidgee.

Lịch sử cận đại

Từ năm 1961 đến 2002, bình quân lượng gạo tiêu thụ đầu người trên thế giới tăng thêm 40%. Lúa là cây trồng quan trọng nhất trong Châu Á . Ví dụ ở Cam-pu-chia có 90% của tổng số diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để trồng lúa.
Năng suất lúa từ dưới 1 tấn/ha ở vùng rất ít lượng mưa nhưng không được tươi cho đến hơn 10 tấn /ha trong các hệ thống thâm canh có tưới nước ở vùng ôn đới.
Cây lúa phát triển trên nhiều hệ sinh thái khác nhau, những nơi trồng được cây lúa thường trồng các loại cây khác không có hiệu quả ví dụ như ở các đầm lầy.
Trên thế giới hiện nay cây lúa được phát triển trên 4 kiểu môi trường chính, đó là: vùng chủ động tưới tiêu, vùng đồng bằng lệ thuộc nước trời, vàng cao lệ thuộc nước trời vùng đầm lầy ngập lũ sâu.
-Môi trường chủ động tươi tiêu
Trên thế giới, khoảng 80 triệu ha được tưới tiêu vùng đồng bằng lúa cung cấp 75% sản lượng gạo của thế giới. Các vùng này còn là hệ thống sản xuất lúa gạo quan trọng nhất cho an ninh lương thực thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á. Cây lúa trồng trong điều kiện tưới tiêu chiếm khoảng 40% diện tích cây trồng chủ động tưới tiêu và 30% diện tích vùng nước ngọt của thế giới.
Hiện nay, năng suất trung bình vùng chủ động tưới tiêu khoảng 5,4 tấn/ha. Tại các vùng khí hậu ôn đới, lúa chủ động tưới tiêu trồng duy nhất 1 vụ trong năm với năng suất cao có thể đạt 8-10 tấn / ha trở lên.
-Môi trường đồng bằng lệ thuộc nước trời
Lúa vùng đồng bằng lệ thuộc nước trời phổ biến ở Châu Á và Châu Phi. Ở vùng này cây lúa được trồng vào mùa mưa, dể bị rũi ro do khô hạn, ngập úng và gió, bão.
Khoảng 60 triệu ha của cây lúa  vùng đất lệ thuộc nước trời cung cấp khoảng 20% ​​sản lượng gạo của thế giới. 
Có khoảng 27 triệu ha lúa vùng thấp lệ thuộc nước trời thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Khoảng 20 triệu ha có thể bị ngập lụt không kiểm soát được, từ lũ quét trong thời gian tương đối ngắn cho đến các khu vực nước ngập sâu có thể hơn 100 cm nước trong vài tháng. 
Vùng thấp lệ thuộc nước trời là vùng tập trung đông đúc dân cư, là nơi có nhiều người nông dân nghèo đói nhất thuộc khi vực Châu Phi, Nam Á, các bộ phận của khu vực Đông Nam Á . Bởi vì môi trường trồng lúa rất khó khăn, chi phí cao và sản lượng bấp bênh. Vùng này ít được đầu tư phân bón nên năng suất rất thấp (1-2,5 tấn / ha) và đa số gia đình nông dân vẫn còn trong cảnh nghèo đói.
-Môi trường vùng cao lệ thuộc nước trời
Lúa nương được trồng trong điều kiện khô hạn trong hệ thống canh tác hỗn hợp mà không có thủy lợi và không có cày bừa. Vùng này chiếm khoảng 14 triệu ha, với nhiều khó khăn gây ra năng suất thấp (thường chỉ có khoảng 1 tấn/ha), đóng góp chỉ có 4% tổng sản lượng gạo của thế giới.
Khoảng 70% diện tích lúa nương trên thế giới ở Châu Á. Có những vùng trồng lúa nương nổi tiếng như ở vùng núi của Philippies, vùng núi ở tỉnh Hà Giang thuộc miền Bắc Việt Nam.
Ở Trung và Tây Phi, vành đai lúa Châu Phi , các khu vực miền núi chiếm khoảng 40% diện tích trồng lúa và sử dụng khoảng 70% nông dân trồng lúa của khu vực này.
-Môi trường ngập sâu theo mùa
Lúa ngập sâu hay lúa nổi thuộc loài lúa Châu Á (Oryza sativa) phát triển trong điều kiện ngập nước sâu từ 50 cm (20 in) trở lên với thời gian ngập ít nhất khoảng một tháng. 
Nhiều hơn   100 triệu   người dân ở miền Nam Đông Nam Á dựa vào     cây lúa nổi để sinh sống. Có hai dạng lúa chịu ngập là lúa cao cây truyền thống và lúa nổi.
-Lúa cao cây truyền thống là những giống được trồng ở những vùng vào mùa lũ có độ sâu nước từ 50-100 cm trong khoảng thời gian vài tháng trong chu kỳ sinh trưởng của chúng.
-Lúa nổi phát triển trong nước sâu hơn 100 cm, thân có thể kéo dài 3-4 m tùy theo độ ngập và phần lớn thân cây lúa bị dìm trong nước, cây lúa vươn khỏi măt nước nhờ các lóng của chúng chứ khí như những chiếc phao để phần trên ngọn nổi trên mặt nước.
Lúa chịu ngập và lúa nổi được tìm thấy trong môi trường dễ bị lũ lụt, ở các khu vực tích nước định kỳ vào mùa mưa lũ.
Vùng Đồng Tháp Mười ở đồng bằng Sông Cữu Long trước năm 1980 vẩn trồng phổ biến các giống chịu ngập và lúa nổi, sau này được chuyển thành hai vụ thâm canh lúa cải tiến trong mùa khô. Hàng ngàn giống lúa chịu ngập và lúa nổi ở ĐBSCL của Việt Nam bị mất đi trong 4 thập kỷ qua, chúng là nguồn gen quí để lai tạo ra các giống lúa chịu ngập sống được trong môi trường trầm thủy.
Các giống lúa Indica  là những loại chính của cây lúa chịu ngập và lúa nổi, mặc dù giống Japonica đã được tìm thấy ở  Miến Điện ,   Bangladesh    Ấn Độ .
Ngày nay, lúa hoang ở Châu Mỹ được Zizania palustris không có liên quan di truyền với hai loài lúa trồng Châu Á và Châu Phi được các Công ty Mỹ và Canada vận động thổ dân Bắc Mỹ trồng để kinh doanh nguồn thực phẩm lúa hoang dại cổ phục vụ cho du lịch và nghỉ dưỡng.

Một số ghi nhận của cây lúa thế giới sau năm 2000

Tiếp tục sử dụng các giống cải tiến lúa mới

Có bốn loại dạng gạo chính được giao dịch trên toàn thế giới: gạo indica, gạo japonica,    gạo thơm        nếp. Các giống lúa khác nhau được hoán đổi cho nhau tùy vào thị trường tiêu thụ, do đó mỗi giống lúa trồng tăng hay giảm do khả năng tiêu thụ của chúng. Hiện nay trên thế giới rất đa dạng giống lúa trồng, có khoảng 400.000 giống lúa cụ thể khác nhau và thường xuyên được trồng khoảng 40.000 giống.
Bộ giống lớn nhất từ IRRI ở Philippines với khoảng 100.000 giống trong ngân hàng gen. Mỗi quốc gia còn giữa lại một số giống lúa củ riêng mình, tuy nhiên hiện nay có trên 95% các giống lúa mùa địa phương đã bị tiệt chủng và mất đi vĩnh viển như các giống lúa mùa chịu ngập và các giống lúa nổi ở Việt Nam.
Gạo thơm có mùi thơm và hương vị xác định, các giống gạo thơm chất lượng cao còn rất ít ở các nước Châu Á như gạo thơm Thái Lan, gạo Basmati, Patna ở Nam Á, gạo Nàng thơm Chợ Đào ở huyên Cần Đước, tỉnh Long An-Việt Nam, và một số giống lúa thơm cải tiến của Mỹ như Jasmin 85,  Texmati…
Cây lúa mới của Châu Phi (NERICA) cho năng suất cao và thích nghi môi trường khô hạn là một triển vọng mới để cải thiện năng suất lúa và bảo đảm an ninh lương thực ở Tây Phi.
Hàng loại giống lúa cải tiến chất lượng cao và các giống cao sản được tạo ra từ IRRI và nhiều Viện nghiên cứu, trường Đại Học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc cách mạng xanh trên toàn cầu.
Những cố gắng mới đầu tư vào cây lúa lai siêu năng suất cao của Trung Quốc, cây lúa Super rice và cây lúa C4 của IRRI đang được triển khai với những thành quả phấn khởi trong bước đầu.
Trong sự hiện diện của phân bón nitơ, và quản lý cây trồng thâm canh, những giống lúa mới này làm tăng năng suất gấp 2-3 lần so với các giống lúa mùa truyền thống.

Dịch hại ngày càng phức tạp

Nhiều loài dịch hại trên cây lúa làm giảm năng suất hoặc giá trị hạt gạo. Dịch hại lú bao gồm nhiều loài như cỏ dại, côn trùng, nấm, vi khuẩn, vi rus, tuyến trùng, ốc (ốc bươu vàng), động vật gặm nhấm, và các loài chim. Một loạt các yếu tố có thể góp phần tạo sự bộc phát dịch hại, bao gồm cả việc lạm dụng   thuốc trừ sâu, tướu tiêu không phù hợp, dùng phân bón hóa học với liều cao, đặc biệt là phân đạm.
Hiện nay, quản lý dịch hại lúa bao gồm các kỹ thuật tổng hợp, giống kháng sâu bệnh, điều khiển hệ sinh thái và cuối cùng là dùng thuốc BVTV.
IRRI đã chứng minh trong năm 1993 giảm 87,5% trong việc sử dụng thuốc trừ sâu có thể dẫn đến giảm tổng thể với số lượng dịch hại. IRRI cũng tiến hành hai chiến dịch vào năm 1994 và 2003, khuyến khích sử dụng thuốc trừ dịch hại hợp lý và quản lý dịch hại thông minh hơn ở Việt Nam .
Các nhà khoa học đang cố gắng để phát triển kỹ thuật quản lý dịch hại trên cây lúa theo quy trình canh tác bền vững.

Điều kiện thời tiết ngày càng phức tạp

Tình hình thiên tai do nắng hạn, mưa giông, bão lục ngày càng phức tạp, góp phần làm bùng phát dịch hại. Ví dụ mưa dầm làm tăng cao các đối tượng như muỗi hành, sâu phao và sâu phao đục bẹ, bệnh do nấm và vi khuẩn…
Mưa bão cũng ảnh hưởng chất lượng lúa khi thu hoạch, ở những nơi không có máy sấy chất lượng hạt lúa bị giảm trầm trọng khi gặp mưa, bão nhiều ngày liền.

Phân phối và thương mại

Bởi vì tầm quan trọng gạo trong dinh dưỡng đối với con người và an ninh lương thực ở Châu Á và Châu Phi, thị trường gạo có diển biến phức tạp theo quy luật cung, cầu.
Số liệu gạo thương mại thế giới chỉ khoảng 5-6% sản lượng gạo được sản xuất được giao dịch trong thương mại quốc tế. 
Trong điều kiện hiện tại , thương mại gạo toàn cầu chỉ chiếm 1% trong giao dịch thương mại thế giới. Nhiều quốc gia xem gạo là lương thực chiến lược, và Chính phủ tham gia vào việc hoạch định chính sách và  kiểm soát tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.
Các nước đang phát triển đóng vai trò chính trong thương mại gạo thế giới, chiếm 83% xuất khẩu và 85% của nhập khẩu. Trong khi có những nhà nhập khẩu nhiều gạo, xuất khẩu gạo hạn chế. Chỉ năm quốc gia là Thái Lan , Việt Nam , Trung Quốc , Hoa Kỳ  Ấn Độ - chiếm khoảng ¾ lượng gạo xuất khẩu thế giới trong năm 2002.

Sản xuất lúa gạo trên toàn thế giới đến năm 2010

Gạo quan trọng đối với dinh dưỡng của nhiều dân tộc ở châu Á, cũng như ở Châu Mỹ Latinh, vùng Caribê và Châu Phi. Gạo là trung tâm an ninh lương thực của hơn một nửa dân số thế giới. Các nước đang phát triển chiếm 95% tổng sản lượng, với Trung Quốc  Ấn Độ đã sản xuất gần một nửa sản lượng gạo thế giới.
Sản lượng lúa thế giới đã tăng lên đều đặn từ khoảng 200 triệu tấn lúa vào năm 1960 lên trên 696 triệu tấn trong năm 2010, đạt mức kỷ lục mới trong lịch sử thế giới sản xuất.
Trong năm 2010 lúa được trồng ở hơn 100 quốc gia, với tổng diện tích thu hoạch khoảng 158 triệu ha, sản lượng xấp xỉ 700 triệu tấn lúa, tức khoảng 470 triệu tấn gạo. 
Khoảng 90% lượng gạo trên thế giới được trồng ở Châu Á (Gần 640 triệu tấn). Tiểu vùng Sahara Châu Phi khoảng 19 triệu tấn và Châu Mỹ La Tinh khoảng 25 triệu tấn. Ở châu Á và tiểu sa mạc Sahara Châu Phi , Hầu như lúa hầu hết được trồng trên những trang trại nhỏ 0,5-3 ha.
Thương mại gạonthế giới trong năm 2010   là 30,5 triệu tấn. Sự gia tăng này được hỗ trợ bởi một nhu cầu nhập khẩu mạnh mẽ từ các nước châu Á, đặc biệt là Philippines.
Năng suất lúa trung bìnhtrên thế giới là 4,3 tấn một hecta, trong năm 2010.
Năng suất lúa ở Úc cao nhất thế giới, trong năm 2010, đạt trung bình toàn quốc khoảng 10,8 tấn / ha.
Yuan Longping, chuyên gia lúa lai ở Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển giống Siêu năng suất lúa lai đã đạt 19 tấn/ha/vụ ở ruộng trình diễn trong năm 2010.
Trong năm 2010, ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất, thứ tự giảm dần là Thái Lan , Việt Nam  Ấn Độ . Cả ba nước chiếm gần 70% lượng xuất khẩu gạo thế giới. 
Các nước nhập khẩu gạo với số lượng lớn gồm: Nigeria ,   Indonesia ,   Bangladesh ,   Ả-rập Xê-út ,   Iran ,   Iraq ,   Malaysia , Philippines ,   Brazil   và một số nước Châu Phi và   Vịnh Ba Tư . Mặc dù Trung Quốc  Ấn Độ là hai nhà sản xuất gạo lớn nhất trên thế giới, cả hai quốc gia tiêu thụ phần lớn gạo sản xuất trong nước, có số lượng được giao dịch quốc tế rất ít.
Bảng sau đây cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng của lúa (thô) trên thế giới vào năm 1961, 2000 và 2010:

Các nước
1961
2000
2010
Diện tích thu hoạch
(Ha)
Năng suất
(Kg / Ha)
Sản xuất
(Tấn)
Diện tích thu hoạch
(Ha)
Năng suất
(Kg / Ha)
Sản xuất
(Tấn)
Diện tích thu hoạch
(Ha)
Năng suất
(Kg / Ha)
Sản xuất
(Tấn)
Thế giới + (Tổng số)
115365147
1869,3
215646626
154059904
3890,4
599355455
153652007
4373,6
672015587
Châu Phi + Tổng số
2776898
1552,0
4309840
7561781
2311,2
17476517
9051788
2525,0
22855318
- Đông Châu Phi
977927
1722,1
1684134
1997820
1896,2
3788254
2571816
2615,6
6726891
- Trung Châu Phi
151302
883,5
133668
579491
902,3
522872
715537
953,8
682478
-Phía Bắc Châu Phi
234460
4983,5
1168443
670474
8999,6
6034008
473465
9300,8
4403590
- Nam Châu Phi
3538
1897,4
6713
1068
2968,2
3170
1135
2647,6
3005
- Phương Tây Châu Phi
1409671
934,2
1316882
4312928
1652,8
7128213
5289835
2086,9
11039354
Châu Mỹ
5149226
2053,0
10571101
7607226
4210,8
32032396
7308591
5085,8
37170221
-Phía Bắc Mỹ
643000
3822,7
2458000
1229850
7039,7
8657820
1462950
7537,5
11027000
- Trung Mỹ
346760
1684,5
584129
360502
3396,5
1224453
332168
3799,6
1262106
- Caribbean
248227
1582,0
392701
374344
3393,9
1270478
423324
3540,1
1498624
- Nam Mỹ
3911239
1824,6
7136271
5642530
3700,4
20879645
5090149
4593,7
23382492
Châu Á
106957686
1858,5
198778123
138145013
3949,1
545546464
136550500
4447,6
607328408
- Trung ương Châu Á



301759
1648,2
497369
241254
3410,9
822904
- Đông Châu Á
31904821
2471,9
78866001
33678860
6252,1
210563640
33206936
6505,9
216042010
- Nam Châu Á
46484050
1583,3
73597724
60972171
2979,2
181648530
54441967
3463,4
188556290
- Đông Nam Á
28483615
1615,3
46009345
43029760
3541,8
152404589
48511763
4141,0
200887445
-Tây Châu Á
85200
3580,4
305053
162463
2661,1
432336
148580
6863,4
1019759
Châu Âu
447815
4120,0
1844996
605977
5249,2
3180912
717728
6190,6
4443148
- Đông Âu
161026
2081,5
335172
200993
3518,0
707089
256503
5202,5
1334448
- Nam Châu Âu
253789
5422,4
1376134
385114
6122,5
2357865
437425
6835,9
2990200
- Tây Âu
33000
4051,2
133690
19870
5835,8
115958
23800
4979,0
118500
Châu Đại Dương
33522
4252,9
142566
139907
7999,4
1119166
23400
9337,3
218492
- Úc  New Zealand
20000
5900,0
118000
133300
8257,3
1100700
19000
10842,1
206000
- Melanesia
13515
1817,2
24560
6525
2819,0
18394
4310
2861,7
12334
Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2012 | 18 April 2012
Bảng sau đây cho thấy diện tích, năng suất và sản phẩm của lúa (lúa) trên thế giới vào năm 1961, 2000 và 2010:

Sản lượng lúa theo quốc gia (tấn)
1961
(tấn)
2000
(tấn)
2007
(tấn)
2010
(tấn)
Hạng
2010
  Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
5.6000.000
189.814.060
~ 197.000.000
197.212.010
1
  Ấn Độ
5.3494.500
127.465.000
~ 131.000.000
120.620.000
2
  Indonesia
1.2084.000
51.898.000
~ 64.000.000
66.411.500
3
  Bangladesh
1.4426.200
37.627.500
~ 45.000.000
49.355.000
4
  Việt Nam
8.997.400
32.529.500
~ 39.000.000
39.988.900
5
  Thái Lan
10.150.000
25.843.900
~ 31.000.000
31.597.200
7
  Myanmar
6.834.100
21.323.900
~ 31.000.000
33.204.500
6
  Việt Nam
3.910.100
12.389.400
~ 16.000.000
15.771.700
8
  Brazil
5.392.480
11.089.800
~ 13.000.000
11.308.900
9
  Nhật Bản
16.160.400
11.863.000
~ 11.000.000
10.600.000
11
  Pakistan
1.690.000
7.203.900
~ 10.000.000
7.235.000
12
  Hoa Kỳ
2.458.000
8.657.820
~ 10.000.000
11.027.000
10
Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2012 | 18 April 2012

Sản xuất cây lúa thế giới trong những năm gần đây (2011-2012)

Cây lúa thế giới trong năm 2011

Lượng lúa gạo dự trữ trên thế giới tăng lên mức cao nhất trong mười năm qua.
Theo ước tính lượng gạo sản xuất trong năm 2011 đạt 482 triệu tấn (723 triệu tấn lúa), sản xuất lúa gạo thế giới tăng 3,4% so với năm 2010 nhờ thời tiết tốt và giá cả hấp dẫn, khuyến khích mở rộng diện tích trồng lúa tăng 2,4% với tổng diện tích trồng lúa165 triệu ha.
Năng suất tăng khoảng 1-2,9 tấn/ ha , đạt trung bình toàn thế giới 4.38 tấn/ha.
Hội đồng Ngũ cốc quốc tế (IGC) báo cáo sản xuất lúa gạo thế giới trong niên vụ 2010-11 ở 450 triệu tấn, tăng 10 triệu so với năm trước.

Top Ten các nước sản xuất lúa gạo hàng đầu trên thế giới năm 2011

Gạo là lương thực chủ yếu được ăn bởi một dân số lớn của thế giới, đặc biệt là Châu Á tiêu thụ 92% tổng lượng gạo được sản xuất. Trong vài thập kỷ qua, việc tiêu thụ lúa gạo đã tăng lên nhanh chóng đã làm cho gạo trở thành một mặt hàng có giá trị. Dưới đây là danh sách top ten các nước sản xuất gạo trên thế giới trong năm 2011.
1. Trung Quốc :   Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa là nhà sản xuất hàng đầu về gạo trên thế giới, sản lượng 182 triệu tấn. Chiếm khoảng 30% tổng sản lượng gạo thế giới.
2. Ấn Đ :   Người khổng lồ Châu Á đứng thứ hai sau Trung Quốc với sản lượng 137 triệu tấn; chiếm 22% của tổng sản lượng toàn cầu.
3. Indonesia :   Các quốc gia Đông Nam Á đứng vị trí thứ ba với sản lượng lúa 54,4 triệu tấn gạo, chiếm 8,6% tổng sản lượng của thế giới.
4. Bangladesh : Sản xuất 43,7 triệu tấn lúa, đạt khoảng 7% sản lượng thế giới.
5. Việt Nam :   Đạt sản lượng lịch sử khoảng 40 triệu tấn lúa, chiếm tỷ lệ khoảng 5,7% tổng sản lượng của thế giới.
6. Thái Lan : Nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trong năm 2011  đã sản xuất 29,3 triệu tấn lúa.
7. Myanmar :   Một đất nước còn bấp bênh trong sản xuất lúa gạo nhưng trong năm 2011 nước này đã đạt khoảng 4% tổng sản lượng toàn cầu.
8. Philippines : Đất nước nằm trong cửa hứng bão Tây Thái Bình Dương trong năm 2011 đã sản xuất 15,3 triệu tấn lúa,
9. Brazil :   Đất đai của Amazon, Brazil sản xuất 1,8% tổng sản gạo lượng toàn cầu.
10. Nhật Bản : Đã đóng góp 10,7 triệu tấn lúa trong năm 2011.

Những dự báo tình hình sản xuất và dự trữ lúa gạo thế giới trong năm 2012

-Kết quả là năm 2012  lượng lúa  tồn kho thế giới dự kiến sẽ tăng 8%, hoặc 11 triệu tấn, cao nhất trong một thập kỷ qua với 148 triệu tấn lúa. Dự trữ lúa gạo thế giới đạt 31,8% sản lượng trong năm 2012, so với 29,3% trong năm 2011.
-Sản xuất lúa gạo toàn cầu trong niên vụ 2011-12, dự đoán là 1 kỷ lục 457,9 triệu tấn (gạo xay xát), tăng 1% so niên vụ 2010-11. Top 10 quốc gia sản xuất lúa gạo trên thế giới năm 2012 gồm (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Philippines, Brazil, và Nhật Bản), tất cả ngoại trừ Brazil và Nhật Bản dự kiến ​​sẽ thu hoạch cây trồng lớn hơn năm 2011-12, với sản lượng vượt kỷ lục dự báo là Bangladesh, Miến Điện, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.  
-Nhưng trong các nguồn khác về sử dụng gạo thế giới trong niên vụ 2011/12 được dự báo tăng 2,4% với 472 triệu tấn (gạo xay xát), duy trì bởi một gia tăng trong tiêu thụ lúa gạo là thực phẩm, gần 398 triệu tấn gạo.
Đối với thực phẩm, trung bình mỗi đầu người tiêu thụ gạo được dự báo tiếp cận 57 kg vào năm 2012, tăng khoảng 1% so với năm 2011.
-Tổng lượng gạo thương mại quốc tế trong năm 2012 sẽ tăng thêm 8% so với năm 2011.
-FAO dự báo tổng lượng gạo thương mại trên thế giới tăng 8% so năm 2011 và đạt kỷ lụt 34 triệu tấn gạo xay.
-Trong năm 2012 dự báo BangladeshIndonesia giảm nhập khẩu số lượng lớn gạo từ nước ngoài.
-Sản lượng thu hoạch lúa ở Trung Quốc bùng nổ trong năm 2012 do họ áp dụng rộng rải các giống lúa lai cao sản và đưa cây lúa lai Siêu năng xuất vao sản xuất đại trà.
- Lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người trên thế giới trong năm 2012 tăng thêm và vượt con số kỷ lục 57 kg/người/năm.

Tiềm năng và tương lai của cây lúa thế giới

Phát triển giống lúa mới của Châu Phi (NERICA)

Các nhà khoa học thế giới và Châu Phi đã thành công trong việc lai tạo ra giống lúa mới của Châu Phi từ loài lúa Châu Á (Oryza sativa) và loài lúa Châu Phi (Oryza glaberrima) thích nghi trong điều kiện Châu Phi và năng suất tăng khoảng 50% so với các giống lúa truyền thống, thời gian rút ngắn 30-50 ngày so giống địa phương, cho phép giống lúa mới này lan tỏa mạnh ở Châu Phi. Tuy nhiên đây là các giống lúa lai chưa tiếp cận được đông đảo nông dân Châu Phi vốn quen trồng lúa quảng canh lệ thuộc nước trời.
Tuy nhiên giống lúa mới của Châu Phi “New Rices for Africa" (NERICA) đã xuất hiện trong   The New York Times   (Ngày 10/10/2007) và trong  International Herald Tribune   (09/2007), đã báo động cuộc cách mạng mới trong sản xuất cây lúa ở Châu Phi đã bắt đầu.
Giống lúa NERICA được nông dân Châu Phi cho là “cây trồng phép lạ” và đang tiếp cận ngày càng phổ biến của giống lúa mới này. Đây là hy vọng cứu Châu Phi ra khỏi nạn đói trầm kha và giúp bảo đảm an ninh lương thực ở Châu Phi trong thời gian tới.

Gạo hạt vàng (Golden rice)

Hạt gạo thường có rất ít vitamin A, do đó, những người ăn cơm là chính có nguy cơ thiếu hụt vitamin A . Các nhà nghiên cứu Đức và Thụy Sĩ đã tạo ra giống lúa biến đổi gen  dể tạo ra giống lúa sản xuất ra  beta-carotene, tiền chất của vitamin A. Beta-carotene biến hạt từ màu trắng thành hạt gạo màu "vàng" và giá trị quí giá của nó, vì thế có tên "Goldeen rice".
Beta-carotene được chuyển thành vitamin A ở con người khi tiêu thụ gạo. Mặc dù một số giống lúa có sản xuất beta-carotene trong thân, lá nhưng không được chuyển vị về hạt gạo như ở giống Golden rice tự sản xuất ra beta-carotene ngay trong hạt lúa.
Lại gạo này đang được các quỷ nhân đạo giúp phát triển, vừa cải thiện năng suất lúa vừ cung cấp chất vitamin A đang bị thiếu hụt trong bộ phấn dân số thế giới ở những nước chậm phát triển và đang phát triển.

C4 RICE: giống lúa mới của thế giới trong tương lai

Với mục tiêu về tiềm năng tăng gấp đôi sản lượng gạo quốc tế, cây lúa chuyển đổi gen C4 –Rice được thực hiện bởi các nhà khoa học IRRI đã triển khai nghiên cứu vài năm qua.
Cuối cùng, đội nghiên cứu hy vọng sẽ tìm một cách để thay thế cơ chế quang hợp ở cây lúa thông thường (cơ chế quang hợp kiểu C3) với một cơ chế quang hợp (C4) hiệu quả hơn trong một nỗ lực để đáp ứng nhu cầu trên toàn thế giới cho loại ngũ cốc chủ yếu này.
Consortium Rice được dẫn đầu bởi IRRI có trụ sở tại Philippines và được hỗ trợ bởi Bill & Melinda Gates Foundation.
Mục tiêu của dự án phát triển cây lúa C4 không chỉ để tăng năng suất, nhưng để cải thiện hiệu quả sử dụng phân bón và nước tưới cho cây lúa nhằm để mở rộng thêm diện tích và sản lượng cây lúa thế giới trong tương lai.
Hiện nay giống lúa C4 đang được nghiên cứu với nhiều triển vọng đạt tới mục đích. Khi cây lúa C4 ra đời chắn hẳn người nông dân trồng lúa sẽ choáng ngộp khi nhìn những ruộng lúa phổ biến với năng suất 15-20 tấn/ha/vụ.

Phát triển giống lúa lai và Siêu lúa lai

Mục đích của công nghệ lúa lai năng suất cao (HYVs) để tăng tiềm năng năng suất lúa vượt trội hơn các giống lúa truyền thống bằng cách khai thác hiện tượng ưu thế lai F1. Công nghệ này đã được phát triển thành công và được chấp nhận rộng rãi bởi các nông dân ở Trung Quốc trong 25 năm qua.
Hiện nay, khoảng 15 triệu ha (Mha) trên tổng số 30 Mha diện tích lúa ở Trung Quốc được trồng bằng lúa lai. Trung Quốc đã sản xuất 103,5 triệu tấn (Mt) (17% của sản lượng lúa thế giới) – tăng thêm 22,5 triệu tấn lúa mỗi năm do trồng lúa lai.
Trong năm 2000 có khoảng 6 triệu ha lúa lai được trồng ngoài Trung Quốc. Công nghệ lúa lai Trung Quốc nhanh chó dược triển khai ở Việt Nam, Ấn Độ, Châu Á và Châu Phi ôn đới, Châu Âu và Châu Mỹ. Lúa lai không chỉ góp phần vào an ninh lương thực Trung Quốc mà còn đóng vai trò trong việc bảo vệ an ninh lương thực toàn cầu.
Bên cạnh phát triển lúa lai, Trung Quốc còn theo đuổi chương trình cây Siêu lúa lai. Năng suất thực nghiệm cây Siêu lúa lai ở Trung Quốc được ghi nhận vào năm 2011 với năng suất khô 18.000 kg/ha.
Giống Siêu lúa lai của Trung Quốc mang mã số 7954 được phát triển bởi các Học viện khoa học nông nghiệp Trung Quốc Chiết GiangVân Nam.
Tài liệu tham khảo
4-World Rice Statistics: for the latest figures about global rice production
5-Rice Knowledge Bank: for practical information on growing rice for farmers and extension staff
11-From Wikipedia, the free encyclopedia -http://en.wikipedia.org/wiki/Rice