Nhu cầu phân bón cho cây lúa


Nhu cầu phân bón cho cây lúa

Con đường hấp thu phân bón của cây lúa

 Cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng hấp thu phân bón qua các con đường:
1-Hấp thu qua bộ rễ:
Hầu hết các loại đất có thể cung cấp cho các cây trồng với đầy đủ dinh dưỡng trong chu trình khép kín trong tự nhiên. Tuy nhiên do con người cần khai thác cây trồng với năng suất cao hơn nên phải cung cấp thêm chất dinh dưỡng qua phân bón, chủ yếu là bón qua đất.
Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, manhê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây.
2-Hấp thu qua bộ lá: Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khí khổng) là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây lúa (đơn tử diệp) khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá.

Các loại phân bón cần thiết cho cây lúa

Nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa bao gồm: Cacbon (C), Hydro (H), Oxy(O), đạm (N), lân (P), kali (K), vôi, sắt, kẽm, đồng, magiê, mangan, mô-líp-đen, bo, silic, lưu huỳnh và các-bon, ô-xy, hyđrô.
Tất cả các chất trên (trừ Cacbon, Hyđrô và Oxy) phân bón đều có thể cung cấp được. Ba nguyên tố đa lương N-P-K nhất thiết phải được bón cho cây lúa để đạt được năng suất tối thiểu.
Các nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa cần với lượng rất ít và hầu như đã có sẵn ở trong đất, nếu thiếu thì tuỳ theo điều kiện cụ thể mà bón bổ sung.
Phân bón có vai trò tối quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, nó cần thiết cho suốt quá trình phát triển, từ giai đoạn mạ cho đến lúc thu hoạch.
Cùng với các yếu tố năng lượng khác, phân bón cung cấp cho cây là nguồn nguyên liệu để tái tạo ra các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, chất béo, prôtêin…Ngoài ra chúng còn giữ vai trò duy trì sự sống của toàn bộ cây lúa, không có nguồn dinh dưỡng thì cây lúa sẽ chết.
Các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây lúa có vai trò khác nhau, với hàm lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Vì vậy việc bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho lúa người ta đã nghiên cứu và đưa ra những công thức bón phân hợp lý cho từng giống lúa, cho từng gia đoạn sinh trưởng, phát triển, theo từng điều kiện đất đai, khí hậu... cụ thể.
Theo nghiên cứu, để có năng suất 5 tấn hạt/ha/vụ thì lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu cây lúa hút từ đất và phân bón là: 110 kg N, 34 kg P2O5, 156 kg K2O, 23 kg MgO, 20 kg CaO, 5kg S, 3,2 kg Fe, 2 kg Mn, 200g Zn, 150g B, 250g Si và 25g Cl.
Tuy nhiên không phải cứ bón bao nhiêu phân bón trong đất là cây lúa hút hết được, trong thực tế, cây lúa chỉ hút được khoảng 2/3 - 3/4 lượng phân bón, còn lại bị trôi theo nước, bốc hơi và tồn dư trong đất.

Cơ chế hấp thu phân bón qua rể và lá  lúa

1-Cơ chế hấp thu phân bón qua bộ rể lúa

Sự hấp thu dinh dưỡng trong đất được thực hiện bằng cách trao đổi cation, lông hút bơm ion hydro (H+) vào đất thông qua cơ chế bơm proton. Những ion hydro thay  cation  gắn liền với các hạt đất mang điện tích âm để các cation có sẵn trong đất được giải phóng và hấp thu qua rể.
Cây lúa khi đủ chất dinh dưỡng sẽ phát triển bình thường và cho năng suất cao. Nhưng khi thiếu thì biểu hiện những bệnh lý thiếu dinh dưỡng và khi thừa biểu hiện bệnh lý ngộ độc.
Bộ rể lúa là cơ quan quan trọng nhất cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng.Ion dinh dưỡng được vận chuyển đến gốc lúa qua mô mộc, từ đó dẩn lên các bộ phận bên trên cây. Có 3 cách cơ bản để cây lúa hấp thu dinh dưỡng qua bộ rể:
1-Cách đơn giản và phổ biến là sự hấp thu thụ động các phân tử không phân cực qua màng bán thấm.
2-Hấp thu các ion bởi các protein vận chuyển.
3-Cần nguồn cung cấp năng lượng (thường là ATP) để bơm các ion qua màng bán thấm.
Các chất dinh dưỡng được chuyển bên trong cây có tính di động, thường chuyển vận từ lá già sang lá non.

2-Cơ chế hấp thu phân bón qua bộ lá lúa.

Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khí khổng),là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm (đơn tử diệp) như cây lúa khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.
Cây hấp thụ phân bón lá từ khí khổng vào mô cây cũng có nhiều cơ chế lý, hóa phức tạp. Do đó cần chọn dạng phân bón lá phù hợp mới có hiệu quả cao.