Lịch sử, thực trạng và tương lai của cây lúa Châu Phi


Lịch sử, thực trạng và tương lai của cây lúa Châu Phi

Châu Phi hay Phi Châu châu lục đứng thứ 3 trên thế giới về dân số, sau Châu Á  Châu Mỹ, và lớn thứ ba trên thế giới, theo diện tích sau châu Á và Châu Mỹ. Với diện tích khoảng 30.244.050 km² bao gồm cả các đảo cận kề thì nó chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất. Với khoảng 1 tỷ dân (2010) sinh sống ở 54 quốc gia, nó chiếm khoảng 1/7 dân số thế giới.

Nông dân trồng lúa ở Châu Phi

a-Lịch sử phát triển cây lúa ở Châu Phi

Thời kỳ chỉ trồng loài lúa thuần Châu Phi (3500 TCN -1500)

Loài lúa Châu Phi Oryza glaberrima đã được gieo trồng cách nay khoảng 3.500 năm ở Châu Phi và nó thích nghi tốt với khí hậu và môi trường ở châu lục này. 
Châu Phi có nền văn hóa trồng lúa nước cách nay khoảng 3.000 năm, là nền văn hóa trồng lúa dộc lập và gần tương đồng với các nền văn hóa lúa nước cổ đại ở Châu Á. Loài lúa Châu Phi Oryza glaberrima là một trong hai loài lúa trồng trên thế giới, loài lúa trồng này đã được phát triển đầu tiên ở vùng thung lũng thuộc thượng nguồn Châu thổ sông Niger (ngày nay thuộc Mali). Tổ tiên của nó - hiện nay vẫn còn tồn tại ở Châu Phi - là loài lúa hoang dại Oryza barthii.
Loài Oryza glaberrima là loài lúa trồng duy nhất được gieo trồng rộng rải ở Tây Phi suốt 3.500 năm trước cho đến đầu thế kỷ 16 các nhà thám hiểm và thăm dò thuộc thuộc địa người Bồ Đào Nha giới thiệu các giống lúa trồng Châu Á nhiệt đới (Oryza glaberrima) vào Châu Phi.
Các giống lúa trồng Châu Phi có một vài đặc tính tương quan với các giống lúa tẻ nhiệt đới Châu Á (Oryza sativa) như khi nấu cơm hạt  rời rạc, thô ráp và chất lượng xay xát kém. Tuy nhiên, lúa Châu Phi có năng suất tương đối thấp (chỉ khoảng 1-1,5 tấn/ha), chất lượng hạt gạo kém, khi xay xát hạt dể vở, hương vị của cơm không bằng các giống lúa tẻ nhiệt đới Châu Á. Bù lại nó có sức chống chịu tốt hơn đối với sự thay đổi thất thường của mực nước, của tình trạng ngộ độc sắt, với đất bạc màu, khí hậu khắc nghiệt và sự thiếu chăm bón của con người. Chúng cũng kháng khá với các loài dịch hại như sâu, rầy, ruồi đục ngọn, tuyến trùng (Heterodera sacchari  hay  Meloidogyne), một số bệnh do nấm, vi khuẩn và virus…

Thời kỳ sau khi du nhập loài lúa thuần Châu Á (1500-1970)

Các giống lúa Châu Á thuộc loài Oryza sativa được du nhập vào Châu Phi khoảng 500 năm trước đây bởi các nhà thám hiểm và thăm dò thuộc địa của thực dân Bồ Đào Nha khi họ đã phát hiện ra các giống lúa trồng Châu Á nhiệt đới ở Nam và Đông Nam Á có khả năng thay thế các giống lúa trồng của Châu Phi nhằm cải thiện sản lượng ngũ cốc ở các thuộc địa tương lai của họ. Người dân Tây Phi bắt đầu phát triển rộng rải các giống lúa trồng Châu Á ngay trên đất Châu Phi cách nay khoảng 450 năm.
Kể từ khi các giống lúa Châu Á Oryza sativa du nhập vào Châu Phi, các giống lúa địa phương truyền thống bị loại bỏ dần do những khuyết điểm về năng suất và chất lượng gạo của nó. Tuy nhiên các giống lúa Châu Phi vẩn bám trụ được do tính thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của nó, trong khi các giống lúa Châu Á chỉ trồng được ở những vùng thuận lợi.
Trong thời kỳ đan xen này các giống lúa Châu Á chiếm ưu thế hơn và trở thành các giống lúa sản xuất chủ yếu ở Châu Phi trong hàng trăm năm qua. Các giống lúa thuần Châu Phi chỉ còn lại ở những nơi mà giống lúa Châu Á không thích nghi được và được bảo lưu ở những địa phương với ý thức tín ngưỡng tôn giáo (để dùng trong lễ hội và bảo lưu giống lúa cổ truyền). Trong thời kỳ này năng suất của cây lúa ở Châu Phi chưa vượt qua 2 tấn/ha.
Sau đây là bảng kê so sánh diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Châu Phi với Châu Á và thế giới trong năm 1965 (trước khi chưa có giống lúa cải tiến ra đời)

Khu vực
Diện tích (ha)
Năng suất (kg/ha)
Sản lượng
(Tấn)
Thế giới
124.828.870
2.035,3
254.059.674
Châu Á
114.257.030
2.032,0
232.172.854
Châu Phi
3.133.330
1.746,8
5.473.416
-Đông Phi
993.422
1.808,3
1.796.383
-Trung Phi
175.574
749,8
131.647
-Bắc Phi
364.195
4.988,1
1.816.650
-Nam Phi
3.500
2.269,1
7.942
-Tây Phi
1.596.639
1.077,8
1.720.794
Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2012 | 11 April 2012

Thời kỳ phát triển giống lúa cải tiến (1970-2000)

            Kể từ khi Viện lúa quốc tế IRRI phóng thích giống lúa cải tiến IR8 ở Châu Á, các giống lúa cải tiến của IRRI cũng lần lượt du nhập vào Châu Phi, bên cạnh đó các cơ quan khoa học của Châu Phi cũng đã lai tạo ra nhiều giống lúa cải tiến từ các nguồn gen giống lúa Châu Á và nguồn gen từ IRRI.
Trong thời kỳ này các giống lúa cải tiến tạo nên cuộc cách mạng xanh ở Châu Á, giống lúa cải tiến cũng được phát triển ở Châu Phi với sự cải thiện năng suất đáng kể. Tuy nhiên thời kỳ này Châu Phi ngày càng gặp khó khăn do biến đổi khí hậu. Lượng mưa ở Châu Phi giảm đi trầm trọng trong vòng 4 thập kỷ trở lại đây.
Cây lúa trồng ở Châu Phi trong năm 2000 gồm 3.643.000 ha, với sản lượng 4.694.000 tấn, nằm trong 5 hệ sinh thái chủ yếu sau đây:
-Vùng đất khô hạn (rainfed ở vùng cao):  2.160.000 ha, chiếm tỷ lệ 59%, năng suất lúa bình quân 1.000 kg/ha, tổng sản lượng 2.160.000 tấn.
-Vùng đất thấp lệ thuộc nước trời:185.000 ha, chiếm tỷ lệ 5%, năng suất lúa bình quân 2.800 kg/ha, tổng sản lượng 518.000 tấn.
-Rừng đầm lầy ngập mặn:190.000 ha, chiếm tỷ lệ 5,2%, năng suất lúa bình quân 900 kg/ha, tổng sản lượng 171.000 tấn.
-Vùng đầm lầy nội địa: 530.000 ha, chiếm tỷ lệ 20%, năng suất lúa bình quân 1.400 kg/ha, tổng sản lượng 742.000 tấn.
-Vùng sinh thái tưới tiêu:155.000 ha, chiếm tỷ lệ 5%, năng suất lúa bình quân 2.800 kg/ha, tổng sản lượng 518.000 tấn.
Số liệu diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Châu Phi năm 2000:

Khu vực
Diện tích (ha)
Năng suất (kg/ha)
Sản lượng
(Tấn)
Thế giới
154.059.904
3.890,4
599.355.455
Châu Á
138.145.013
3.949,1
545.546.464
Châu Phi
7.561.781
1.896,2
17.476.517
-Đông Phi
1.997.820
1.896,2
3.788.254
-Trung Phi
579.491
902,3
522.872
-Bắc Phi
670.474
8.999,6
6.034.008
-Nam Phi
1.068
2.968,2
3.170
-Tây Phi
4.312.928
1.652,8
7.128.213
Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2012 | 11 April 2012
Qua bảng thống kê trên ta thấy năng suất lúa năm 2000 ở Châu Phi còn quá thấp, chỉ đạt 48,74% năng xuất trung bình của cây lúa thế giới (1.896,2 kg/3.890,4 kg).
Trong đó đáng chú ý là năng suất lúa ở Bắc Phi đã vượt hơn 2 lần (8.999,6 kg/3.890,4 kg) năng suất lúa thế giới. Vùng này có khí hậu ôn đới và năng suất cao nhờ áp dụng thâm canh được giống lúa ưu thế lai F1 của Trung Quốc.
Tuy nhiên diện tích trồng lúa ở Bắc Phi chỉ chiếm 670.474 ha, bằng 8,87% so tổng diện tích trồng lúa ở Châu Phi.

b-Thực trạng phát triển cây lúa ở Châu Phi

Thời kỳ tăng tốc năng suất và sản lượng lúa ở Châu Phi (2000-2010)

Đưa kỹ thuật trồng lúa tiên tiến vào Châu Phi
Trong thời kỳ này Châu Phi tập trung vào các vấn đề đầu tư kỹ thuật cao cho cây lúa, trong đó tập trung vào 3 mũi nhọn, đó là:
1-Khai thác ưu thế của các giống lúa lúa cải tiến, đặc biệt các giống lúa cạn từ IRRI, Việt Nam, Ấn Độ để thích hợp khí hậu khô cằn do lượng mưa thấp ở Châu Phi.
2-Khai thác các giống lúa ưu thế lai F1 của Trung Quốc và các giống lúa lai tự sản xuất ở Châu Phi. Tuy nhiên giống lúa ưu thế lai F1 chỉ phát huy được ở vùng khí hậu ôn đới ở Bắc Phi. Ở vùng nhiệt đới các giống lúa lai F1 không đạt hiệu quả.
3-Nhân nhanh giống "Lúa mới cho Châu Phi” (New Rice for Africa- NERICA).Đây là giống lúa vừa mới lai tạo thành công từ loài lúa Châu Phi (Oryza glaberrima) với loài lúa Châu Á (Oryza sativa).
Với những tiến bộ này năng suất và sản lượng lúa ở Châu Phi trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 đã gia tăng đáng kể.
Sau đây là bảng thống kê năng diện tích, năng suất và sản lượng lúa Châu Phi trong năm 2010:

Khu vực
Diện tích (ha)
Năng suất (kg/ha)
Sản lượng
(Tấn)
Thế giới
153.652.007
4.373,6
672.015.587
Châu Á
136.550.500
4.447,6
607.328.408
Châu Phi
9.051.788
2.525,0
22.855.318
-Đông Phi
2.571.816
2.615,6
6.726.891
-Trung Phi
715.537
953,8
682.478
-Bắc Phi
473.465
9.300,8
4.403.590
-Nam Phi
1.135
2.647,6
3.005
-Tây Phi
5.289.835
2.086,9
11.039.354
Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2012 | 11 April 2012

Những hạn chế chủ yếu của cây lúa Châu Phi

-Cây lúa lệ thuộc nước trời là chính, do đó rất dễ bị hạn hán và những cơn mưa thất thường.
-Do áp dụng phân bón ít hoặc không có.
-Kiểm soát cỏ dại thường bị trì hoãn, dẫn đến giảm năng suất nghiêm trọng;
-Bệnh lúa không được kiểm soát kip thời.
-Bệnh sinh lý do thừa và thiếu các khoáng chất.
-Bị tác hại bởi nhiều loài động vật như chim, chuột….
Vào năm 2010, trong số 39/54 quốc gia Châu Phi sản xuất và tiêu thụ lúa, chỉ có 10 nước tự cung tự cấp gạo (75-99%), trong khi 29 nước còn lại phải nhập khẩu từ 1-62%. Nhu cầu lúa gạo năm 2000 trên toàn Châu Phi khoảng 13,08 triệu tấn (lúa thô), tăng thêm 1,94 triệu tấn so với năm 1996. 
Nhu cầu lúa gạo hiện nay  mỗi năm Châu Phi cần trên 15-16 triệu tấn (lúa thô), nhưng năng lực sản xuất chỉ khoảng 11 triệu tấn. Như vậy mỗi năm Châu Phi cần nhập khẩu số gạo 3-4 triệu tấn gạo tương đương 4,5-5 triệu tấn lúa thô.
Đây là một gánh nặng triền miên của Châu Phi, một vùng dân số đông nhưng sản xuất cây lương thực tại chổ cực kỳ khó khăn.

c-Tương lai phát triển cho cây lúa ở Châu Phi

Triển vọng của “Cây lúa mới cho Châu Phi”- NERICA

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Lúa gạo Châu Phi (AfricaRice) đã thành công trong việc lai tạo loài lúa Châu Phi (Oryza glaberrima) với loài lúa tẻ Châu Á (Oryza sativa) để tạo nên một giống lúa mới mang tên "Lúa mới cho Châu Phi” NERICA (New Rice for Africa).
Kết quả của dự án NERICA, được tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi , chính phủ Nhật Bản, và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc , là một Chương trình nghị sự chính lần thứ tư Hội nghị quốc tế Tokyo về Phát triển châu Phi (TICAD IV) trong năm 2008. 
Các giống lúa mới NERICA, phù hợp với vùng đất khô cằn, đã được phân phát và gieo trồng hơn 200.000 ha trong năm năm qua ở một số nước Châu Phi, đặc biệt là Guinea , Nigeria , Côte d'Ivoire , Uganda (theo Trung Tâm lúa gạo Châu Phi). 
Các tính năng chính của giống mới NERICA bao gồm:
1-Sự gia tăng số hạt chắc/bông: Các giống NERICA có số hạt trung bình 400 hạt/bông, so với các giống lúa trước đó chỉ đạt trung bình 75-100 hạt/bông.
2-Tăng thêm năng suất từ ​​1- 2,5 tấn/ha so với các giống lúa truyền thống (kể cả lúa thuần Châu Phi, lúa thuần Châu Á và lúa cải tiến trồng ở Châu Phi), năng suất có thể đạt 5 tấn/ha nếu có áp dụng phân bón và đầu tư kỹ thuật thâm canh.
3-Chứa protein nhiều hơn 2% so với các giống cha mẹ của chúng ở Châu Phi hoặc Châu Á.
4-Có chiều cao cây vừa phải (1-1,3 mét) giúp cho thu hoạch bằng thủ công hoặc cơ giới dễ dàng hơn.
5-Khả năng chống chịu khô hạn, kháng sâu bệnh và thích nghi trên đất cằn cỏi tốt hơn so với các giống lúa Châu Á.
6-Một số dòng NERICA có sức tăng trưởng cao nhưng với sự hấp thu nước thấp và thích hợp trong điều kiện hạn hán mà các giống lúa Châu Á và lúa lai F1 không sống nổi.
Đối với người lãnh đạo trong việc phát triển giống lúa NERICA, Tiến sĩ Monty Jones được nhận giải thưởng Lương thực Thế giới vào năm 2004 .
Nếu 25% nông dân trồng lúa ở Guinea , Côte d'Ivoire  Sierra Leone thông qua các giống mới NERICA được ước tính sẽ có 20 triệu người sẽ được cứu sống mỗi năm. Lúa mới Châu Phi NERICA cũng có thể có giá trị để sản xuất lúa gạo trong môi trường khô khác, bao gồm cả khu vực của Châu Mỹ Latinh và Châu Á.
Sự ra đời của giống lúa mới Châu Phi NERICA mở ra một kỹ nguyên mới cho lục địa này giảm bớt nạn thiếu lương thực trầm kha.

Chiến lược phát triển cây lúa Châu Phi đến năm 2020

Trung tâm nghiên cứu lúa gạo Châu Phi (AfricaRice) được thành lập năm 1971 bởi 11 quốc gia Châu Phi. Ngày nay Trung tâm này có 24 quốc gia thành viên trên 54 quốc gia ở Châu Phi, bao gồm các khu vực Tây,Trung, Đông và Bắc Phi. Địa chỉ truy cập tại website: www.AfricaRice.org.
Trung tâm này vạch ra một “kế hoạch chiến lược để giúp Châu Phi có thể tự lực gần 90% lượng gạo tiêu dùng vào năm 2020 - với ít nhất 10 quốc gia dự kiến sẽ đạt hơn 100% tự cung tự cấp - vừa được công bố bởi Trung tâm lúa gạo Châu Phi (AfricaRice). Tài liệu này được cung cấp tại trang web:
http://www.africarice.org/publications/StrategicPlan/AfricaRice_Strategic_Plan_2011-2020.pdf
Mặc dù sản lượng lúa gạo tăng đáng kể ở một số nước Châu Phi trong một thập kỹ qua, Châu Phi vẩn nhập khẩu gần 40% lượng gạo tiêu thụ hàng năm, nhu cầu cao này gặp phải nhiều cú sốc trên thị trường quốc tế trong khi Châu Phi còn đương đầu với mọi khó khăn.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lúa gạo Châu Phi, ông Papa Abdoulaye Seck nói:
"10 năm kế hoạch chiến lược mới của chúng tôi cho thấy rõ ràng rằng sự phát triển ngành lúa gạo có thể trở thành một động cơ cho tăng trưởng kinh tế trên khắp lục địa".
Kế hoạch sẽ làm thay đổi nhanh chóng đang diễn ra trong bối cảnh toàn cầu và Châu Phi. Tầm nhìn của nó được liên kết với các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ , tầm nhìn và mục tiêu của Nông nghiệp Châu Phi  toàn diện. Chương trình Phát triển (CAADP) và kết quả cấp hệ thống của Hiệp hội Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế CGIAR , bao gồm các dự đoán sau đây:
1-Với các nghiên cứu nâng cao năng suất và phát triển (R & D) hoạt động được trình bày trong chiến lược, sản xuất lúa gạo ở Châu Phi cận Sahara (SSA) sẽ tăng từ 18,4 triệu tấn năm 2010 lên 46,8 triệu tấn vào năm 2020.
2-Vì lợi ích thu nhập từ các nguồn cung cấp gạo tăng, ít nhất 11 triệu người (bao gồm cả nông dân và người tiêu dùng thành thị) ở Châu lục này sẽ được nâng lên ở trên mức nghèo 1,25 USD/ngày vào năm 2020 và khoảng 5,6 triệu người suy dinh dưỡng sẽ đạt được cung cấp calo đầy đủ.
3-Chương trình mới "Tương lai đã sẵn sàng" dựa trên hệ thống sản xuất lúa gạo sẽ được phát triển với nông dân để đối phó với những thách thức của biến đổi khí hậu, khan hiếm nước ngày càng tăng.
4-SSA sẽ cải thiện năng lực R & D vào năm 2020, thông qua ít nhất 30 học bổng tiến sĩ và thạc sĩ và đào tạo khoảng 100 kỹ thuật viên mỗi năm, với ít nhất 1/3 học bổng và thực tập dành cho phụ nữ.
Chiến lược này nói lên 7 lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu-phát triển (R4D), xác định thông qua một quá trình có hệ thống liên quan đến tham vấn rộng rãi với các bên liên quan và dựa trên các cuộc điều tra hộ gia đình và thống kê quốc gia trong SSA:
1-Bảo tồn di truyền lúa tài nguyên và cung cấp cho nông dân sản xuất nhỏ với các giống khí hậu-phục hồi lúa thích nghi tốt hơn với môi trường sản xuất và sở thích của người tiêu dùng.
2-Cải thiện sinh kế nông thôn bằng cách thu hẹp khoảng cách năng suất và bền vững thông qua tăng cường và đa dạng hóa các hệ thống dựa trên gạo.
3-Để đạt được xã hội chấp nhận mở rộng của khu vực sản xuất gạo, trong khi giải quyết vấn đề môi trường.
4-Tạo cơ hội thị trường cho nông dân sản xuất nhỏ và xử lý bằng cách nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của địa phương sản xuất sản phẩm lúa gạo.
5-Tạo điều kiện cho sự phát triển của chuỗi giá trị lúa gạo thông qua cải tiến công nghệ nhắm mục tiêu và chính sách dựa trên bằng chứng làm.
6-Huy động hợp tác đầu tư và liên kết với các đối tác phát triển và khu vực tư nhân để kích thích sự hấp thu các kiến thức về gạo và công nghệ.
7-Tăng cường năng lực nghiên cứu gạo quốc gia và mở rộng các đại lý và chuỗi giá trị gạo diễn viên.
Chiến lược R4D sẽ được thực hiện chủ yếu dưới sự đở đầu của Khoa học Quan hệ đối tác gạo toàn cầu (GRiSP), một Chương trình nghiên cứu CGIAR, phối hợp chặt chẽ với một phạm vi rộng của các đối tác, đặc biệt là chương trình quốc gia ở Châu Phi thông qua công tác huấn kuye65n kiến thức trồng lúa gần đây đã cải tiến toàn lực lượng Châu Phi.
Cùng với các sự thay đổi lớn trong tập trung chiến lược của Trung tâm nghiên cứu cung cấp, định hướng nhiều hơn nhu cầu hoặc định hướng thị trường nghiên cứu, kết quả nghiên cứu sẽ được tích hợp trong ' Phát triển ngành Rice Hubs ' ('các khu vực thực hành tốt) để đạt được kết quả phát triển và tác động. Hubs Rice phát triển ngành liên quan đến các nhóm lớn của nông dân (1.000-5.000) và chuỗi giá trị các khâu khác, chẳng hạn như gạo xay xát, các đại lý đầu vào và tiếp thị lúa gạo.
Kế hoạch đã được xác nhận bởi Hội đồng quản trị của Trung tâm và phê duyệt của các Chính phủ trong tháng 9/2011 tại Banjul, Gambia, đề nghị của các chuyên gia Ủy ban Quốc gia , bao gồm Tổng Giám đốc của các nước thành viên AfricaRice 24.
Tài liệu tham khảo
1-http://www.fao.org/docrep/003/x2243t/x2243t05.htm.
3-Oryza-Wikipedia, the free encyclopedia en.wikipedia.org/wiki/Oryza
4-Oryza glaberrima -Wikipedia, the free encyclopedia en.wikipedia.org/wiki/Oryza_glaberrima